Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
52585

I – sự ra đời của Đảng bộ xã Hải Yến

Thực hiện chủ trương của cấp trên, tháng 10 năm 1945, xã Ninh Hải được thành lập. Địa giới hành chính bao gồm hai thôn Ngọc Đường và Văn Yên. Ủy ban lâm thời xã được thành lập do ông Lê Quang Khợi làm Chủ tịch. Thôn trưởng Văn Yên là ông Cao Văn Khế, thôn trưởng Ngọc Đường là ông Lê Hữu Sinh. Song song với việc củng cố chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội cũng lần lượt ra đời. Tháng 10 năm 1945, Mặt trận Việt Minh xã Ninh Hải được thành lập do ông Trần Văn Chỉnh làm chủ nhiệm. Đoàn Thanh niên cứu Quốc xã do ông Nguyễn Quang Thắc làm Đoàn trưởng, Hội Nông dân do ông Trần Văn Hoà làm hội trưởng. Tiếp đó, tháng 11 năm 1945, Hội Phụ nữ cứu quốc xã Ninh Hải ra đời do bà Lê Thị Thanh (Bà giáo Tấn) làm Hội trưởng.

          Ngày 02 tháng 01 năm 1946, tại làng Thái Tượng, xã Tượng Sơn (nay thuộc huyện Nông Cống), Chi bộ Đảng Cộng sản huyện Tĩnh Gia chính thức được thành lập gồm 3 đồng chí: Lê Thế Sơn, Lường Đình Đạm và Nguyễn Duy Phương do đồng chí Lê Thế Sơn làm Bí thư chi bộ. Là chi bộ trực thuộc Đảng bộ Thanh Hóa(1), ngay sau khi thành lập, chi bộ Tĩnh Gia đã kịp thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ cụ thể cho địa phương mình, đặc biệt chú trọng xây dựng các tổ chức Đảng cơ sở.

Vào đầu năm 1946, Tĩnh Gia thành lập được 5 chi bộ ở 5 tổng: gồm Chi bộ tổng Vân Trường, Chi bộ tổng Yên Thái, Chi bộ tổng Sen Trì, Chi bộ tổng Vân Trai và Chi bộ tổng Tuần La với số lượng trên 10 đảng viên (của 5 chi bộ). Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ tổng Tuần La, nhân dân Ninh Hải và các xã trong khu vực đã nỗ lực củng cố và xây dựng chính quyền, ổn định và phát triển sản xuất, coi trọng xây dựng lực lượng tự vệ, đặc biệt chú ý đến công tác xây dựng, phát triển Đảng. Đồng chí Lê Minh Bổng thuộc chi bộ Tĩnh Gia được phân công theo dõi, giới thiệu quần chúng ưu tú vào đảng ở Chi bộ tổng Tuần La. Đến cuối năm 1946, có 3 quần chúng ưu tú xã Ninh Hải được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng là đồng chí Cao Văn Ngay (công tác tại cơ quan cấp huyện), đồng chí Lê Thị Hoà và đồng chí Nguyễn Dương Đình. Nhờ việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, mà trực tiếp là các Đảng viên mới được kết nạp, phong trào cách mạng trên địa bàn xã ngày càng phát triển sâu rộng, mạnh mẽ hơn. Thông qua đó, nhiều nhân tố kiên trung xuất hiện và được tổ chức đảng tiếp tục phân công theo dõi, dìu dắt, giúp đỡ. Đầu năm 1947, có thêm 03 quần chúng ưu tú xã Ninh Hải được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng gồm đồng chí Hoàng Thị Đớng; đồng chí Cao Văn Thớm; đồng chí Nguyễn Bá Tráng.

Thực hiện chủ trương của Huyện uỷ, ngày 26 tháng 7 năm 1947, hội nghị Đảng viên xã Ninh Hải đã diễn ra bí mật tại nhà đồng chí Nguyễn Dương Đình(thôn Văn Yên) dưới sự chủ trì của Lê Minh Bổng( huyện uỷ viên lâm thời). Hội nghị quyết định thành lập Chi bộ Đảng Ninh Hải (còn gọi là chi bộ Phan Đăng Lưu) gồm có 07 Đảng viên: đồng chí Lê Minh Bổng; Cao Văn Ngay; Nguyễn Dương Đình; Lê Thị Hoà; Hoàng Thị Đớng; Cao Văn Thớm; Nguyễn Bá Tráng. Đồng chí Lê Minh Bổng được Huyện ủy phân công phụ trách chi bộ. Đồng chí Nguyễn Dương Đình được chỉ định làm Bí thư chi bộ lâm thời. Hội nghị quyết định 3 nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới là:

     - Xây dựng Đảng và chính quyền.

     - Củng cố các tổ chức quần chúng.

          Sự ra đời của Chi bộ Phan Đăng Lưu xã Ninh Hải ngày 26 tháng 7 năm 1947 chứng tỏ sự phát triển vượt bậc của phong trào cách mạng của địa phương và mở ra một bước ngoặt quan trọng đối với sự phát triển của xã nhà. Từ đây phong trào cách mạng xã Ninh Hải có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và có đóng góp ngày càng tích cực, chủ động, hiệu quả vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc của dân tộc.

Tính đến cuối năm 1947, toàn huyện đã xây dựng được 17 chi bộ xã và 3 chi bộ cơ quan( trong đó có chi bộ Phan Đăng Lưu, xã Ninh Hải).

Tại Ninh Hải, Ủy ban kháng chiến ra đời do ông Lê Quang Khợi làm Chủ tịch. Các tổ chức đoàn thể khác nhanh chóng được củng cố, kiện toàn: Mặt trận Liên Việt xã thành lập do ông Trần Văn Khự làm Chủ tịch; thống nhất các tổ chức thanh niên thành Đoàn thanh niên cứu quốc do ông Nguyễn Quang Thắc làm Đoàn trưởng. Lực lượng quân sự và bộ máy chỉ huy cũng được tăng cường. Lực lượng dân quân du kích do ông Lê Thế Đậu chỉ huy và ông Trần Văn Khự phụ trách hậu cần; Ông Lê Văn Thưng làm Trưởng ban giao thông; ông Trần Văn Hoà là Trưởng ban tản cư; ông Lê Hữu Đợi phụ trách ban tiêu thổ kháng chiến. Cán bộ và du kích được tập huấn tại huyện về chính trị và quân sự; lực lượng dân quân được huấn luyện tại xã tạo điều kiện nâng cao năng lực chiến đấu và sức mạnh của lực lượng quân sự toàn xã và là nguồn nhân lực quan trọng bổ sung cho chiến trường.

Tháng 7 năm 1947, Uỷ ban kháng chiến hành chính huyện Tĩnh gia ra đời do cụ Nguyễn Duy Vận làm Chủ tịch. Thực hiện chủ trương trên, tháng 10/1947, Uỷ ban kháng chiến hành chính xã Ninh Hải thành lập do ông Lê Nguyên Phong làm Chủ tịch. Sau một thời gian ngắn, ông Lê Nguyên Phong được phân công về công tác tại mặt trận Liên Việt tỉnh Thanh Hoá nên ông Hoàng Tề giữ chức quyền Chủ tịch, ông Cao Văn Khế là Phó Chủ tịch.

Cuối năm 1947, có 5 quần chúng ưu tú là: Trần Văn Chỉnh, Cao Văn Trợi, Lê Đức Lân, Trần Văn Khự, Lê Văn Thuyết lần lượt được kết nạp vào Đảng. Số lượng đảng viên Chi bộ Phan Đăng Lưu (Ninh Hải)lúc này lên tới 12 đồng chí.

Sự phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng Đảng viên của Chi bộ Phan Đăng Lưu( Ninh Hải) đã góp phần củng cố tổ chức chi bộ Đảng, tăng cường sức mạnh lãnh đạo chi bộ và đáp ứng đòi hỏi của phong trào cách mạng trên địa bàn xã.

Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện uỷ, ngày 03 tháng 12 năm 1947, Đại hội lần thứ nhất Chi bộ Phan Đăng Lưu (Ninh Hải) được tổ chức tại nhà đồng chí Nguyễn Dương Đình (Văn Yên) với sự tham gia đầy đủ của các Đảng viên trong chi bộ. Đồng chí Lê Minh Bổng huyện uỷ viên lâm thời dự và chỉ đạo đại hội. Trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động của Chi bộ thời gian qua mà đặc biệt là công tác xây dựng chi bộ và phát triển Đảng; căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ trước mắt, Đại hội đã chủ trương:

- Xây dựng làng xã kháng chiến và phát triển sản xuất;

- Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và củng cố chính quyền;

- Nâng cao ý thức cảnh giác, vạch trần và làm thất bại mọi âm mưu chống  phá của địch.

Đại hội đã bầu Ban chấp hành chi uỷ gồm 3 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Bá Tráng được cử giữ chức Bí thư và hai uỷ viên là các đồng chí: Lê Thị Hoà và Nguyễn Dương Đình. Sau đó, Chi ủy Chi bộ đã thống nhất điều động đồng chí Lê Đức Viển về làm Văn phòng, đồng chí Trần Hoạnh giúp việc. Đại hội lần thứ nhất Chi bộ Phan Đăng Lưu là mốc son của phong trào cách mạng xã Ninh Hải (Hải Yến). Chủ trương đúng đắn của Đại hội là niềm tin và chỗ dựa vững chắc cho toàn dân xã nhà vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.

Tháng 01 năm 1948 tháp nhập hai xã Ninh Hải và An Hải thành xã Hải Yến, chi bộ Hải Yến đã kết nạp thêm nhiều đảng viên mới, số lượng đảng viên tăng nhanh. Thôn Ngọc Văn có 14 đồng chí: Lê Hữu Loát, Cao Văn Thả, Lê Thị Lệ, Lê Tuân, Trần Chính Trị, Trần Văn Chương, Lê Thị Thắm, Lê Đức Viển, Nguyễn Đức Trâm, Nguyễn Quang Thắc, Lê Thế Đậu, Trần Văn Khớt, Trần Hoạnh, Trần Văn Trấc. Thôn Thượng Trung gồm các đồng chí: Úc, Tiêu, Dương Công Khoát, Bính, Nguyễn Tử Đôn (là đảng viên ở Bình Minh chuyển về sinh hoạt ở tổ Đảng Thượng Trung); thôn Hà Nẵm có các đồng chí: Nguyễn Cao Đài, Mai Xanh; thôn Biện Sơn gồm các đồng chí: Lưu Bình Thuận, Trần Nguyên Do, Trần Quốc Bính, Trần Minh Tâm([1]). Như vậy, năm 1948 tổng số đảng viên Chi bộ Đảng xã Hải Yến là 35 đồng chí.

Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện uỷ Tĩnh Gia, ngày 10 tháng 10 năm 1948, Đại hội chi bộ Phan Đăng Lưu( Hải Yến) lần thứ 2 được tổ chức tại nhà đồng chí Trần Văn Trấc (Ngọc Văn) với sự tham dự đầy đủ của các đồng chí đảng viên trong chi bộ. Sau khi đánh giá hoạt động của Chi bộ và phong trào cách mạng toàn xã trong nhiệm kỳ thứ nhất (12/1947 – 10/1948), Đại hội đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới là: Đẩy mạnh đợt thi đua xây dựng Đảng, xây dựng chi bộ "Tự động, gương mẫu và tiến bộ"; thực hiện chính sách giảm tô; ra sức xây dựng, củng cố lực lượng dân quân, du kích, sẵn sàng đánh địch bảo vệ quê hương. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành chi uỷ gồm 5 uỷ viên do đ/c Trần Văn Chỉnh làm Bí thư.( thời điểm  này Đồng chí Nguyễn Bá Tráng, nguyên Bí thư chi bộ Phan Đăng Lưu được cấp trên điều về công tác tại Tỉnh )

Được sự thống nhất của Huyện uỷ, ngày 20 tháng 12 năm 1949, Đại hội lần thứ 3 Chi bộ Phan Đăng Lưu (Hải Yến) được tổ chức tại đình làng Thượng Trung.

 Đại hội đã bầu ban chấp hành chi bộ gồm 9 đồng chí và cử ra ban thường trực gồm 5 đồng chí. Đồng chí Trần Văn Chỉnh tiếp tục được bầu làm Bí thư

II- HẢI YẾN XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ HẬU PHƯƠNG VỮNG CHẮC, CHI VIỆN MỌI MẶT CHO TIỀN PHƯƠNG, CÙNG CẢ NƯỚC ĐÁNH THẮNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1951-1954)

           Do yêu cầu công tác của cấp trên và góp phần đáp ứng nhu cầu nguồn lực của các chiến trường, đặc biệt là nguồn lực cán bộ, một số đồng chí cán bộ, đảng viên trong Chi bộ Hải Yến đã được điều chuyển nhận nhiệm vụ mới, trong đó có đồng chí Trần Văn Chỉnh, Bí thư Chi bộ về công tác tại Huyện uỷ Tĩnh Gia. Từ tháng 6 năm 1950, đồng chí Cao Văn Thả được bầu làm Bí thư Chi bộ.

          Dưới sự chỉ đạo của Huyện uỷ, ngày 16 tháng 11 năm 1951, Đại hội lần thứ 4 Chi bộ Hải Yến đã diễn ra tại đình Trung( làng Ngọc Đường). Đại hội đã bầu Ban chấp hành Chi bộ gồm 9 đồng chí trong đó có 5 uỷ viên thường trực. Đồng chí Cao Văn Thả được bầu làm Bí thư chi bộ.

 Cuối năm 1953, cấp trên tiếp tục điều động một số cán bộ Hải Yến, trong đó có đồng chí Cao Văn Thả và đồng chí Nguyễn Bá Tráng về Huyện công tác. Tháng 11 năm 1953, đồng chí Trần Văn Dương được bầu làm Bí thư chi bộ; đồng chí Lê Hữu Nam được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính xã.

Tháng 8 năm 1954, sau giảm tô thắng lợi, theo chủ trương chung của cấp trên, xã Hải Yến gồm 4 thôn được chia thành 2 xã: xã Hải Yến và Hải Thượng([2]). xã Hải Yến gồm toàn bộ thôn Ngọc Văn (Ngọc Đường và Văn Yên) được chia thành 10 xóm. Chi bộ xã Hải Yến có 95 đảng viên sinh hoạt tại 10 tổ Đảng. Ban chi uỷ được chỉ định gồm 5 đồng chí do đồng chí Lê Hữu Vẽ làm Bí thư, đồng chí Trần Văn Thẩm là Phó Bí thư kiêm Chủ tịch xã. Cùng thời kỳ này Uỷ ban kháng chiến hành chính đổi thành Uỷ ban hành chính. Các tổ chức và đoàn thể cũng được củng cố lại theo đơn vị mới. Cũng trong thời điểm này, một số đồng chí cán bộ, đảng viên Hải Yến đã được điều động về công tác tại huyện hoặc một số cơ quan khác trong tỉnh.

Trong cải cách ruộng đất, các tổ chức chính trị xã hội đều được thay đổi theo sự chỉ đạo của đoàn cải cách. Ban chi uỷ và chi bộ, chính quyền và đoàn thể đều được đoàn cải cách chỉ định. Đồng chí Lê Văn Loát làm Bí thư, ông Trần Văn Cay làm Chủ tịch UBHC xã. Các xóm được bổ sung xóm trưởng kể từ tháng 3/1955.

Cùng với việc thực hiện phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, cũng trong năm 1959, trên cơ sở các tổ tiết kiệm có từ năm 1957, Hợp tác xã tín dụng xã Hải Yến ra đời do ông Lê Văn Khự làm Chủ nhiệm. Hợp tác xã tín dụng có 560 xã viên với 700 cổ phần và 1500 đồng vốn. Năm 1960, từ sự chia tách chi nhánh mua bán huyện về hai xã Hải Yến và Tĩnh Hải, Hợp tác xã mua bán xã Hải Yến được thành lập với 827 xã viên, 913 cổ phần và 2127 đồng. Như vậy, đến năm 1960 Hải Yến đã hoàn thành "Ba ngọn cờ hồng", cơ bản hoàn thành bước đầu cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nông thôn với trên 70% số hộ vào hợp tác xã. Thắng lợi của việc thực hiện cải tạo xã hội góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng trên địa bàn, trong đó có việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác an ninh quốc phòng năm 1959 và thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự lần đầu tiên. Hải Yến có 5 thành viên trúng tuyển lên đường nhập ngũ.

Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện uỷ, để tiếp tục công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và chuẩn bị cho những nhiệm vụ tiếp theo, ngày 22/11/1959, Đại hội Chi bộ Hải Yến lần thứ 6 được tổ chức tại đình Trung (Ngọc Đường) với sự tham dự đầy đủ của tất cả đảng viên trong Chi bộ. Đại diện Ban Thường vụ Huyện uỷ về dự và chỉ đạo đại hội. Đại hội bầu Ban chấp hành chi bộ gồm 7 đồng chí. Đồng chí Lê Hữu Huây được bầu làm Bí thư.

III - THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM LẦN THỨ NHẤT VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1961-1965

          Tháng 3 năm 1961, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ V. Đại hội đã quán triệt đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đề ra và đề ra phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).

Để thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đề ra, điều đầu tiên có ý nghĩa quyết định là phải đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng từ trung ương đến cơ sở đảm bảo các tổ chức Đảng đều thật sự trong sạch, vững mạnh. Thực hiện Điều lệ Đảng sửa đổi được thông qua tại Đại hội III và chủ trương của Huyện ủy Tĩnh Gia các Chi bộ xã đủ điều kiện thì sẽ thành lập Đảng bộ. Tháng 12 năm 1960, chi bộ xã Hải Yến họp hội nghị toàn thể nhất trí thông qua quyết định chính thức thành lập Đảng bộ xã Hải Yến trực thuộc huyện uỷ Tĩnh Gia. Các tổ Đảng chuyển thành Chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã. Toàn Đảng bộ có 108 Đảng viên sinh hoạt tại 8 chi bộ nông nghiệp, 01 chi bộ Hợp tác xã mua bán, 01 chi bộ nhà trường và y tế. Từ tháng 01 đến tháng 02 năm 1961, 10 chi bộ trên địa bàn xã chính thức tổ chức đại hội nhiệm kỳ thứ nhất.

Trong hai ngày 03, 04 tháng 4/1961, được sự thống nhất của Huyện ủy, Đại hội Đảng bộ xã Hải Yến lần thứ 7 chính thức tổ chức tại Đình Trung (Ngọc Đường). Đây là đại hội đầu tiên sau khi Chi bộ chuyển lên thành Đảng bộ. Đại hội đã đánh giá cao kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ lần thứ 6: Nhiệm vụ xây dựng các hợp tác xã đã đạt kết quả tốt đẹp, các ban quản lý bước đầu điều hành tốt, đúng chính sách, xã viên phấn khởi, năng suất cây trồng tăng 1.2 tấn lên 1.3 tấn/ha. Thuỷ lợi và khai hoang được mở rộng và bắt đầu đi vào phân công chuyên trách, mở thêm nhiều ngành nghề. Nhiệm vụ thành lập Đảng bộ và các Chi bộ trực thuộc tiến hành tốt, công tác xây dựng Đảng có nề nếp hơn.

Qua 3 năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), tình hình xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, công tác xây dựng Đảng ở Hải Yến đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng còn nhiều yếu kém cần phải kiên trì khắc phục. Ngày 12/10/1963, Đại hội Đảng bộ xã Hải Yến lần thứ 8 được tiến hành tại Đình Trung (Ngọc Đường). Đại hội nhất trí thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm cho nhiệm kỳ tới là:

- Tập trung củng cố và phát triển hợp tác xã, đi sâu vào công tác cải tiến quản lý quy hoạch đồng ruộng, đẩy mạnh thực hiện thâm canh, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lao động và sản phẩm.

- Xây dựng Đảng vững mạnh đáp ứng với nhiệm vụ của thời kỳ mới.

Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ gồm 11 đồng chí, Ban Thường vụ có 3 đồng chí. Đồng chí Trần Văn Sỹ được bầu làm Bí thư Đảng ủy. Tháng 10 năm 1964, cấp trên điều đồng chí Trần Văn Sỹ lên tỉnh công tác, đồng chí Trần Văn Dương được bầu làm Bí thư Đảng ủy.

IV. ĐÁNH THẮNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT CỦA ĐẾ QUỐC MỸ, XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG, CHI VIỆN CHO TIỀN TUYẾN (1965 - 1968)

Tháng 12/1965, Hải Yến tiếp tục thực hiện chủ trương đẩy mạnh phong trào xây dựng hợp tác xã với quy mô lớn. 5 hợp tác xã được tổ chức lại thành 2 hợp tác xã: 3 hợp tác xã là Cờ Đỏ, Trung Thành, Văn Yên sáp nhập thành hợp tác xã Quyết Thắng do đồng chí Lê Hữu Nhạn làm Chủ nhiệm, đồng chí Trần Tứ Hải-Bí thư chi bộ làm trưởng ban kiểm soát; 2 hợp tác xã Ngọc Trung và Sao Vàng sáp nhập thành hợp tác xã Trần Đức do đồng chí Nguyễn Bá Dư làm Chủ nhiệm, đồng chí Lê Văn Họa- Bí thư chi bộ làm Trưởng ban Kiểm soát. Tất cả các tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng đều được bố trí lại cho phù hợp.

Ngày 15- 4- 1966, Đại hội Đảng bộ xã Hải Yến lần thứ IX được tổ chức tại hầm (Ông Truyện). Đại hội của ý chí đánh Mỹ và thắng Mỹ, bổ sung phương án tác chiến và biện pháp đẩy mạnh sản xuất, tăng cường hoàn thành mọi nghĩa vụ chi viện cho tiền tuyến, đại hội đã truyền thêm sức mạnh cho toàn đảng toàn dân trên mọi mặt trận.

Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ xã gồm 13 đồng chí, trong đó Ban Thường vụ có 4 đồng chí và đồng chí Lê Thế Đậu được bầu làm Bí thư Đảng uỷ.[3]

Cuối năm 1966 đầu năm 1967, cuộc bầu cử HĐND xã kết thúc thắng lợi. Đồng chí Nguyễn Bá Dư phó bí thư làm chủ tịch UBND xã. Cũng trong thời gian này, một số đồng chí cán bộ của xã được cấp trên điều động về huyện công tác. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ IX, một cao trào "Thi đua quyết thắng" được phát động “nhà nhà thi đua, người người thi đua” sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng, đẩy mạnh sản xuất cả ngày lẫn đêm bảo đảm phục vụ tiền phương và bảo vệ tại chỗ, cung cấp đủ nhu cầu đời sống sinh hoạt của nhân dân.

Ngày 08/5/1968, Đại hội Đảng bộ lần thứ X được triệu tập. Trên cơ sở nghiêm túc đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế tồn tại trong nhiệm kỳ qua, Nghị quyết Đại hội X xác định: "Để đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ, phải đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng là then chốt, củng cố và phát triển phong trào quần chúng sâu rộng là nhiệm vụ trọng tâm".

Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ gồm 13 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 4 đồng chí. Đồng chí Lê Thế Đậu được bầu làm Bí thư Đảng uỷ.

V- VỪA SẢN XUẤT VỪA CHIẾN ĐẦU, GÓP PHẦN ĐÁNH THẮNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ II CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1969-1972).

Để chuẩn bị tốt cho cuộc chiến đấu mới, ngày 3-2 -1971, Đại hội Đảng bộ lần thứ XI được tổ chức tại Đình Trung. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ gồm 11 đồng chí, Ban Thường vụ 3 đồng chí. Đồng chí Lê Thế Đậu tiếp tục được bầu làm Bí thư Đảng uỷ.

VI- TIẾP TỤC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HOÁ-XÃ HỘI, ĐẨY MẠNH CHI VIỆN CHO TIỀN TUYẾN, GÓP PHẦN GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973-1975)

Xuất phát từ tình hình thực tế và nhiệm vụ mới, nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng các cấp trên quê hương và đưa Hải Yến tiếp tục vươn lên giành nhiều thắng lợi mới, Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XII được tổ chức ngày 10/4/1973 tại đình Trung.

Đại hội đã điểm lại chặng đường vừa qua và khẳng định: trong chiến tranh, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Hải Yến đã vững vàng chiến đấu kiên cường anh dũng, chiến công vẻ vang, xứng đáng là đơn vị quyết thắng. Đảng bộ được tôi luyện và phát triển, đào tạo nhiều lớp cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ các yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng ở các cấp và tiền phương. Phong trào quần chúng phát triển tốt, xứng đáng là động lực cách mạng. "Ba ngọn cờ hồng" tạo cơ sở vững chắc cho việc huy động đến mức tối đa sức người, sức của cho tiền phương và đảm bảo của nhân dân. Trong khói lửa, văn hoá xã hội phát triển đảm bảo tốt đời sống tinh thần của địa phương. Đại hội cũng chỉ ra những thiếu sót tồn tại: trong chiến đấu có khi còn biểu hiện thiếu tính linh hoạt; trong quản lí sản xuất còn lỏng lẻo, thiếu kiểm tra, công tác tư tưởng chưa sâu, một chiều.

Đại hội bầu Ban chấp hành gồm 13 đồng chí, Ban Thường vụ 3 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Đức Ong được bầu làm Bí thư Đảng uỷ.

Tháng 6- 1973, Hải Yến hợp nhất hợp tác xã toàn xã lấy tên là Hợp tác xã Đức Thắng. Toàn xã chia thành 9 đội sản xuất; Ban quản trị gồm 17 thành viên, ban chủ nhiệm có 4 người do đồng chí Lê Hữu Côn làm Chủ nhiệm, đồng chí Nguyễn Đức Ong, Bí thư Đảng uỷ kiêm Trưởng ban Kiểm soát.

Tổ chức trong xã được bố trí lại theo cơ cấu của HTX. Các chi bộ tổ chức theo từng đội. Toàn xã có 9 chi bộ sản xuất nông nghiệp, một chi bộ ngành nghề, một chi bộ mua bán, một chi bộ trường học, một chi bộ y tế và chi bộ Trường vừa học vừa làm. Như vậy, cuối năm 1974, Đảng bộ Hải Yến có 14 chi bộ với tổng số 148 Đảng viên.

Tháng 9 năm 1974, Đảng bộ quyết định thành lập Trường vừa học vừa làm; phân công đồng chí Lê Hữu Tam phụ trách quản lý, đồng chí Trần Sơn Hải phụ trách chuyên môn. Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện uỷ, nhằm đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XII và đề ra phương hướng nhiệm vụ thời gian tới, Đại hội Đảng bộ xã Hải Yến lần thứ XIII tổ chức vào ngày 15/6/1975 tại Đình Trung. Đại hội đã đánh giá tổng kết những thành tựu và khuyết điểm của Đảng bộ và nhân dân xã nhà trong suốt cả chặng đường vừa sản xuất, vừa chiến đấu và chi viện cho tiền tuyến, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho giai đoạn tiếp theo. Đại hội nhất trí thông qua Nghị quyết về mục tiêu, phương hướng và những nhiệm vụ trọng tâm cho nhiệm kỳ tới. Đại hội bầu ra BCH Đảng bộ khoá XIII gồm 13 uỷ viên, Ban Thường vụ 4 đồng chí. Đồng chí Lê Hữu Loát được bầu làm Bí thư.

VII. ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG 10 NĂM ĐẦU SAU NGÀY ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT (1976-1985)

Thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIII và Chỉ thị 297-CT/TW về công tác hồ sơ lý lịch Đảng viên, Đảng uỷ đã xây dựng kế hoạch và đề ra nhiều biện pháp tích cực để đưa chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực. Từng chi bộ đã nêu cao ý thức tự phê bình và phê bình trong Đảng đấu tranh làm rõ đúng sai trong nội bộ nên đã củng cố khối đoàn kết thống nhất. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, đồng thời tiến hành cuộc vận động quần chúng đẩy phong trào cách mạng và qua đó đã lựa chọn được nhiều nhân tố tích cực kết nạp vào Đảng.

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: Sau khi tiến hành cải tiến quản lý, hợp tác xã thực hiện ba khoán nên sản xuất được đẩy mạnh. Việc khắc phục tỉnh trạng hạn hán được chỉ đạo quyết liệt với nhiều giải pháp hữu hiệu: Mương máng, ao hồ, giếng nước được tu sửa, khơi sâu lấy nước tưới cho lúa; mở rộng diện tích trồng khoai với phương châm “Nắng hạn đến đâu được trồng khoai đến đó”. Để thúc đẩy sản xuất, cùng với việc đẩy mạnh thâm canh, vấn đề tăng vụ, mở rộng vụ đông, phát triển ngành nghề và chăn nuôi cũng được chú trọng. Hợp tác xã thành lập một đội chuyên giao thông thuỷ lợi gồm 10 người, khi cần thiết huy động tới 150 người, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở địa phương và trên các công trình của huyện, luôn được cấp  trên khen thưởng.

Năm học 1975-1976, Trường vừa học vừa làm được huyện công nhận và nâng cấp thành Trường vừa học vừa làm, bổ túc văn hoá cấp 2-3 do đồng chí Trần Sơn Hải làm Hiệu trưởng kiêm Bí thư chi bộ. Trường vừa làm nhiệm xung kích trên các mặt trận, vừa là nơi bồi dưỡng kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật cho cán bộ, Đảng viên và thanh niên. Nhiều học sinh tốt nghiệp tại trường đã trở thành những nhân tố tích cực trong các phong trào  hoạt động của địa phương.

Trong thời gian này, xã tiến hành củng cố nâng cao chất lượng lực lượng dân quân, tiếp tục được phát động toàn dân hưởng ứng phong trào bảo vệ trị an "Thi đua quyết thắng", góp phần tích cực giữ vững trật tự, trị an và bình yên thôn xóm.

Nhằm đánh giá tổng kết hoạt động của Đảng bộ nhiệm kỳ thứ XIII và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới, được sự đồng ý của Ban Thường vụ Huyện ủy, ngày 06 tháng 5 năm 1977, Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV được tiến hành tại Đình Trung. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ gồm 13 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 4 đồng chí. Đồng chí Lê Hữu Thường được bầu làm Bí thư Đảng ủy.

Đại hội nhất trí thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ của nhiệm kỳ tới. Đó là: Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 208 thông qua đẩy mạnh phân công lao động, cải tiến quản lý HTX, thực hiện 3 khoán triệt để. Xây dựng nền văn hoá mới, con người mới XHCN. Coi trọng công tác an ninh- Quốc phòng và xã hội. Tăng cường hệ thống chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hoàn thành mọi nhiệm vụ.

Theo chủ trương của Đảng, tháng 10/1977, Đảng bộ Hải Yến đã thành lập trường Đảng xã dưới sự lãnh đạo trực tiếp Ban Thường vụ Đảng uỷ xã. Thông qua việc học tập và hoàn thành chương trình lý luận cơ sở cùng bồi dưỡng các lớp Đảng viên mới, bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng tại trường Đảng xã, đội ngũ cán bộ được kiện toàn một bước quan trọng cả về số lượng và chất lượng.  

VIII. HẢI YẾN VƯỢT QUA KHÓ KHĂN ĐỂ XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG, GÓP PHẦN VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC

Ngày 02 tháng 4 năm 1980, Đại hội Đảng bộ lần thứ XV được tổ chức tại Đình Trung với sự tham dự của 165 đảng viên trong toàn xã. Đại hội đã nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá sự hoạt động của Đảng bộ nhiệm kỳ XIV. Đại hội nhất trí thông qua Nghị quyết xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ gồm 11 đồng chí, Ban Thường vụ 03 đồng chí. Đồng chí Trần Sơn Hải được bầu làm Bí thư đảng ủy.

Ngày 13 tháng 01 năm 1981, Ban Bí thư Trung ương đã ban hành Chỉ thị 100-CT/TW về thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp nhằm đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao năng suất lao động, phát huy tính chủ động và năng lực sản xuất của nông dân, khắc phục vấn nạn thiếu đói, góp phần giải quyết bài toán về an ninh lương thực. Cơ chế khoán 100 giao đất cho xã viên; quy định hợp tác xã đảm nhiệm 5 khâu của chu trình sản xuất, còn xã viên đảm nhiệm 3 khâu là gieo trồng, chăm bón và thu hoạch.

Sau khi Khoán 100 ra đời cùng với kinh nghiệm đã khoán cây khoai lang, Đảng uỷ đã mạnh dạn tổ chức khoán toàn bộ cây màu và ngành nghề hợp lý. Từ đó đã phát huy vai trò xã viên làm chủ trên ruộng khoán, năng suất lao động được nâng cao, tiết kiệm vật tư, tận dụng ruộng đất. Sản xuất vụ đông được đẩy mạnh, việc chuyển đổi cây trồng thực hiện khá tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện và làm tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Thời gian này, Hải Yến có 6 chi bộ với tổng số 224 Đảng viên. Chất lượng Đảng viên được nâng lên nhất là các đợt sinh hoạt chính trị trong Đảng theo tinh thần Chỉ thị 72-CT/TW, Chỉ thị 81-CT/TW, đồng thời hoàn thành việc làm thẻ Đảng cho 185 Đảng viên( trong 3 đợt).

Tại đình Trung, Đại hội Đảng bộ Hải Yến lần thứ XVI khai mạc vào ngày 20/10/1982 với sự tham gia của 194 đảng viên.

Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ khoá XVI có 13 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 3 đồng chí và đồng chí Trần Sơn Hải tiếp tục được bầu làm Bí thư Đảng ủy.

Ngày 03/4/1985, Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII được tổ chức tại đình Trung với 180 đảng viên tham dự. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 13 đồng chí và Ban Thường vụ với 3 đồng chí. Đồng chí Lê Tuân được bầu làm Bí thư Đảng uỷ; Đồng chí Nguyễn Bá Cung được bầu làm Phó Bí thư (phụ trách chính quyền); Đồng chí Trần Sơn Hải là Ủy viên Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy xã. Vào tháng 6/1986, đồng chí Lê Thế Đán được bầu làm Bí thư Đảng ủy thay đồng chí Lê Tuân (nghỉ vì lý do sức khỏe), đồng chí Trần Ngọc Điệp được bầu làm Phó Bí thư (phụ trách chính quyền) thay đồng chí Nguyễn Bá Cung (nghỉ vì lý do sức khỏe).                 

IX. HẢI YẾN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI TỪ 1986 ĐẾN NAY

Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, Đại hội Đảng bộ Hải Yến lần thứ 18 khai mạc ngày 05/ 6/ 1987 tại Đình Trung với sự tham dự của 182 đảng viên. Đại hội bầu ban chấp hành Đảng bộ gồm 13 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 03 đồng chí. Đồng chí Trần Sơn Hải được bầu làm Bí thư Đảng ủy xã.

Đại hội Đảng bộ xã Hải Yến lần thứ 19 tổ chức vào ngày 07/01/1991 tại Đình Trung với sự tham gia của 187 Đảng viên. Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ gồm 09 đồng chí, Ban thường vụ có 3 đồng chí, Đồng chí Cao Phi Trường được bầu làm Bí thư Đảng ủy.

Theo định kỳ, Đại hội Đảng bộ lần thứ 20 được tổ chức ngày 21,22/05/ 1994 tại Đình Trung với tổng số 177 đảng viên tham dự. Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ gồm 11 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 03 đồng chí. Đồng chí Cao Phi Trường tiếp tục được bầu làm Bí thư đảng uỷ.

Đại hội đảng bộ lần thứ 21 tổ chức ngày 26, 27 tháng 01 năm 1996 với tổng số 168 Đảng viên tham dự. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ gồm 10 đồng  chí, Ban thường vụ 03 đồng chí, Đồng chí Trần Thanh được Bầu làm Bí Thư Đảng ủy.

Đại hội Đảng bộ Hải Yến lần thứ 22 được tổ chức ngày 28/8/2000 tại Đình Trung với sự tham dự của 170 Đồng chí. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ gồm 9 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 03 đồng chí. Đồng chí Trần Thanh tiếp tục được bầu làm  Bí thư Đảng uỷ xã.         

Ngày 20/07/2005, Đại hội đại biểu đầu tiên của thế kỷ XXI - Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ Hải Yến, nhiệm kỳ 2005-2010 được tổ chức tại hội trường xã với sự tham dự của 139 đại biểu chính thức, thay mặt cho 214 Đảng viên toàn Đảng bộ. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ gồm 13 đồng chí, Ban Thường vụ 3 đồng chí.  Đồng chí  Lê Thị Hương được bầu làm Bí thư Đảng uỷ.

Năm 2006, một sự kiện có ý nghĩa lịch sử đối với huyện Tĩnh Gia. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 102/2006/QĐTTg ngày 15/5/2006, về việc thành lập Khu kinh tế Nghi Sơn. Quyết định thành lập Khu kinh tế Nghi Sơn bao gồm 12 xã thuộc phía Nam huyện Tĩnh Gia( trong đó có xã Hải Yến) để xây dựng một loạt nhà máy quy mô lớn. Thách thức lớn đầu tiên là vấn đề giải phóng mặt bằng và di dân tái định cư. Suốt trong mấy năm quá độ hình thành khu kinh tế, Đảng bộ và nhân dân xã nhà luôn ủng hộ đường lối đổi mới của đất nước. Vì vậy, việc chuyển dân về  khu tái định cư ở Nguyên Bình và các vùng lân cận được nhân dân ủng hộ rất cao. Đợt I có 465 hộ bị ảnh hưởng( gồm Văn Yên, TY và NY) di dời.

Ngày 27, 28 tháng 6/2010, Đại hội Đảng bộ  lần thứ 24 được tổ chức tại hội trường xã. Về dự đại hội có 125 đại biểu tham dự với sự có mặt của đồng chí Trương Bá Phúc, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ và một số đồng chí lãnh đạo của huyện. Báo cáo đánh giá kết quả mà Đảng bộ và nhân dân xã Hải Yến đã đạt được, các đại biểu phấn khởi nhận thấy trong suốt 5 năm (2005-2010) Đảng bộ và nhân dân xã Hải Yến đã vượt qua nhiều khó khăn và đạt được nhiều thành quả quan trọng.

      Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 15 đồng chí, ban Thường vụ 03 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Ngọc Tĩnh được bầu làm Bí thư. Đồng chí Trần Văn Quân được bầu làm Phó Bí thư- Chủ tịch UBND xã. Đồng chí Cao Văn Tĩnh được bầu làm Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ xã Hải Yến lần thứ 24 nhiệm kỳ 2010-2015 đánh dấu một bước ngoặt mới trong đời sống xã hội. Sự phát triển năng động và mạnh mẽ của Khu Kinh tế Nghi Sơn nói chung, dự án Lọc hóa dầu nói riêng đã đem lại vận hội mới và những thách thức đan xen. Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Thanh Hóa, huyện Tĩnh Gia tiếp tục giải phóng mặt bằng di dân khu C mở rộng Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, Ban chấp hành Đảng bộ đã ban hành Nghị quyết lãnh đạo tập trung giải phóng mặt bằng khu C, quyết tâm hoàn thành trong vòng 30 tháng. Nghị quyết được triển khai kịp thời, nghiêm túc đến cán bộ, Đảng viên và các tầng lớp nhân dân. UBND xã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực hiện nghị quyết và  được nhân dân trong xã nhiệt tình hưởng ứng. Nhiệm vụ kiểm kê giải phóng mặt bằng khu C đã hoàn thành trong năm 2015 với 1.239 hộ gia đình bị ảnh hưởng. Tuy số hộ bị di dời là lớn, song tiến độ kiểm kê đảm bảo tốt, việc áp giá chi trả cho nhân dân kịp thời. Vì vậy, năm 2014, 2015, nhân dân triển khai làm nhà tại khu tái định cư Nguyên Bình. Nhiều hộ dân chưa được nhận tiền đã chủ động nộp tiền trước lên làm nhà từng bước ổn định cuộc sống. Tính đến 30/8/2015 có gần 100% hộ dân nhận tiền và làm nhà ở tại khu tái định cư.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ xã Hải Yến lần thứ 25 nhiệm kỳ 2015-2020

Từ sau Đại hội Đảng bộ lần thứ XXV, nhiệm kỳ 2015-2020, tình hình kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh và xây dựng hệ thống chính trị của địa phương đã có bước phát triển đồng bộ và toàn diện. Dưới sự lãnh đạo trực tiếp, hiệu quả của Đảng bộ xã, sự điều hành quyết liệt của chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cùng sự chung sức, chung lòng của nhân dân, công cuộc công nghiệp hóa- hiện đại hóa trên quê hương Hải Yến đã có bước phát triển. Vóc dáng của một đô thị Hải Yến khang trang, bề thế, trong Khu tái định cư Nguyên Bình được hình thành, đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân  được cải thiện và nâng lên. Mặc dù phía trước vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng người dân Hải Yến luôn chủ động và tự tin, cùng quê hương Tĩnh Gia đi đầu trong chặng đường đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa, xây dựng nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh. Kết quả đạt được trên các lĩnh vực:

   - Về phát triển kinh tế: tổng thu nhập năm 2019 là 110.295.368.421đ;

Số lao động có việc làm 1.067 lao động; thu nhập bình quân đầu người năm 2019 đạt 1.825.000 đồng/ người/ tháng, bằng 91,25% mục tiêu đại hội(2.000.000);

     - Về văn hóa –xã hội: Có nhiều chuyển biến tích cực, các phong trào văn hóa văn nghệ được phát triển, Tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh tiên tiến năm sau cao hơn năm trước bình quân 5- 7%. Trường Tiểu học và THCS đã được công nhận là Trường chuẩn Quốc gia mức độ 1. Tỷ lệ hộ nghèo 4,2%, hộ cận nghèo chiếm tỷ lệ là 3,8%. Đại đa số nhân dân trong xã tiếp tục đồng thuận, tin tưởng, kỳ vọng vào vai trò lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền, phấn khởi thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Hăng hái thi đua sản xuất, phát triển kinh tế, giảm nghèo.

Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngày càng được quan tâm. Công tác tim phòng cho bà mẹ mang thai, trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng đảm bảo kịp thời ,đủ số lượng, chất lượng.

     Về công tác an ninh - quốc phòng: Tình hình an ninh trật tự những năm qua cơ bản ổn định, không có vụ việc lớn xẩy ra. Công tác hậu phương quân đội được quan tâm. Hằng năm, xã đều hoàn thành tốt chỉ tiêu giao quân; thanh niên lên đường nhập ngũ yên tâm phấn khởi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

     Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị tiếp tục được chú trọng.

KẾT LUẬN

Năm 1930, sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa và đặc biệt là sự thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Tĩnh Gia đã mở ra một bước ngoặt lớn ở vùng đất giàu truyền thống yêu nước và truyền thống văn hóa. Chính truyền thống anh hùng bất khuất và tinh thần, ý chí kiên cường đấu tranh chống lại ách áp bức bóc lột của người dân nơi đây tự bao đời nay đã bùng lên mãnh liệt và được phát huy cao độ từ khi có Đảng cộng sản lãnh đạo.

Ngày 26 tháng 7 năm 1947 tại nhà đồng chí Nguyễn Dương Đình( thôn Văn Yên) Chi bộ Đảng Phan Đăng Lưu được thành lập chỉ có 07 đảng viên, sau hơn 70 năm phát triển và lớn mạnh Đảng bộ đã có 230 Đảng viên. Đã lãnh đạo Nhân dân thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ Chính trị qua từng thời kỳ lich sử.

          Bước vào công cuộc đổi mới đất nước, trước biết bao khó khăn thách thức nhưng với ý chí quyết tâm và niềm tin mãnh liệt. Đảng bộ cùng toàn thể Nhân dân luôn chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn địa phương. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực, chủ động hội nhập và phát triển. Đảng bộ và nhân dân Hải Yến đã  từng bước tạo nên sự đổi thay có tính lịch sử về kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho  nhân dân.

          Vẫn biết còn đó bao khó khăn, thách thức trong quá trình thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước quê hương. Hải Yến hôm nay đang trở thành một trong những địa phương phát triển về kinh tế, ổn định về chính trị, an ninh- quốc phòng đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao rõ rệt.

Trải qua hơn 7 thập kỷ với muôn vàn khó khăn, gian khổ và thách thức, từ thực tiễn xây dựng và phát triển của mình, thực tiễn tổ chức, lãnh đạo nhân dân Hải Yến thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, nhiệm vụ chính trị trong mỗi thời kỳ lịch sử, Đảng bộ Hải Yến đã rút ra những bài học hữu ích sau đây:

1- Nghiêm túc thực hiện tốt các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, sáng tạo trong thực tiễn cách mạng, vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan từng thời kỳ và luôn đổi mới sự hoạt động, phương thức lãnh đạo cho phù hợp, không ngừng nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức Đảng.

2- Tất cả là của dân, do dân và vì dân; hoạt động vì mục tiêu "Dân giầu nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy lòng yêu nước và trí sáng tạo của nhân dân.

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, hơn 70 năm qua, Đảng bộ đã vận động nhân dân đoàn kết nhất trí xung quanh Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng cao cả.

3- Cán bộ Đảng viên luôn tự phê bình và phê bình, trao dồi đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, đấu tranh thẳng thắn để đoàn kết nhất trí, không ngừng học tập nâng cao trình độ, năng lực công tác, xứng đáng với sự tin yêu của nhân dân.

4- Luôn đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng Đảng bộ mạnh về tổ chức, vững tư tưởng, có sức chiến đấu cao, đoàn kết nhất trí, trong sạch vững mạnh, xứng đáng là lực lượng lãnh đạo, có ý nghĩa quyết định đến mọi thắng của phong trào cách mạng địa phương.

          Thời gian tới, nhiệm vụ cách mạng đòi hỏi Đảng bộ phải cố gắng xây dựng về mọi mặt, nâng cao năng lực, trình độ, tư tưởng, đáp ứng với nhiệm vụ cách mạng đưa Đảng ngang tầm với công cuộc đổi mới, hoàn thành CNH- HĐH đất nước theo con đường XHCN

          Nhiệm vụ cách mạng hiện nay càng đòi hỏi Đảng bộ phải đoàn kết nhất trí ,tinh thần đảng viên phải giữ vững tình đồng chí son sắt, xây dựng và củng cố các tổ chức đoàn thể quần chúng, nâng cao năng lực về mọi mặt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tư tưởng đạo đức cách mạng theo" tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" cho cán bộ Đảng viên, nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt. Biết phát huy mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương, dám nghĩ, dám làm, giám chịu trách nhiệm để đề ra mục tiêu, biện pháp đúng đắn  xây dựng quê hương ngày một phát triển toàn diện, cùng cả nước hoàn thành CNH-HĐH đất.

Kỷ niệm 90 năm ngày thành lập Đảng cộng sản Việt Nam, 73 năm ngày thành lập Đảng bộ xã Hải Yến là dịp để cán bộ, Đảng viên nhớ lại những ký ức, thời khắc hào hùng mà nhân dân cả nước nói chung, nhân dân xã Hải Yến rói riêng đã làm được, tưởng nhớ về công lao to lớn của các anh hùng liệt sĩ đã hy sinh trọn đời mình cho Tổ Quốc, cho độc lập dân tộc, ghi nhận công lao to lớn của các đồng chí Đảng viên đầu tiên của Đảng bộ xã nhà đã làm nên những mốc son chói lọi. Một lần nữa, nhân dịp đầu xuân mới, xuân Canh Tý 2020 cho phép tôi thay mặt Ban chấp hành Đản bộ xin được kính chúc toàn thể các đồng chí và gia đình, mạnh khỏe, hạnh phúc và thành công. Xin trân trọng cảm ơn./.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC

NHỮNG PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ

 ĐƯỢC ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRAO TẶNG CHO TẬP THỂ VÀ CÁ NHÂN

XÃ HẢI YẾN

A - Danh hiệu tập thể:

1. Nhân dân và Lực lượng vũ trang xã Hải Yến

 Anh hùng Lực lượng vũ trang thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)

B - Danh hiệu cá nhân:

1. Liệt sỹ Trần Đức - Anh hùng Lực lượng vũ trang thời kỳ Kháng chiến chống Pháp (1946-1954):

          2. Cao Thị Hảo - Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

3. Danh thủ thể thao Việt Nam: Trần Oanh (1928-1986)

Xạ thủ súng ngắn ổ quay, người phá kỷ lục thế giới và giành Huy chương vàng Đại hội TDTT quân đội các nước xã hội chủ nghĩa (SKDA) tháng 9 năm 1962; người được Uỷ ban Olympic thế giới (IOC) suy tôn là “Nhà thể thao xuất sắc nhất thế kỷ 20 của Việt Nam” theo đề nghị của Uỷ ban TDTT Quốc gia.

C - Huân huy chương và các phần thưởng khác

          1-  Tập thể:

          - Huân chương chiến công hạng 2.

- 10 cờ luân lưu quyết thắng.

- 10 năm liền lá cờ quyết thắng.

          2- Cá nhân:

          - 16 Huân chương độc lập.

- 275 Huân chương chiến công các loại.

            - 580 Huân, Huy chương kháng chiến.

            - Trên 1500 huân huy chương các loại khác.

            - 130 Đảng viên đạt danh hiệu 40 năm tuổi Đảng trở lên.

3. Danh sách Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng

STT

Họ và tên mẹ

Năm sinh

Quê quán

          Ghi chú

1

Hồ Thị Mỵ

 

Trung Yến

Phong tặng

2

Lê Thị Xuơn

 

Đông Yến

Truy tặng

3

Lê Thị Khởm

 

Trung Hậu

Truy tặng

 

 

 

 

 

 

CHƯƠNG II

HẢI  YẾN TÍCH CỰC XÂY DỰNG, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG VÀ THAM GIA KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1945- 1954)

Thực hiện chủ trương của cấp trên, tháng 10 năm 1945, xã Ninh Hải ra đời. Địa giới hành chính bao gồm hai thôn Ngọc Đường và Văn Yên. Ủy ban lâm thời xã được thành lập do ông Lê Quang Khợi làm Chủ tịch. Thôn trưởng Văn Yên là ông Cao Văn Khế, thôn trưởng Ngọc Đường là ông Lê Hữu Sinh. Song song với việc củng cố chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội cũng lần lượt ra đời và kiện toàn một bước quan trọng. Tháng 10 năm 1945, Mặt trận Việt Minh xã Ninh Hải được thành lập do ông Trần Văn Chỉnh làm Chủ nhiệm. Đoàn Thanh niên cứu quốc xã do ông Nguyễn Quang Thắc làm Đoàn trưởng, Hội Nông dân do ông Trần Văn Hoà làm hội trưởng. Tiếp đó, tháng 11 năm 1945, Hội Phụ nữ cứu quốc xã Ninh Hải ra đời do bà Lê Thị Thanh (Bà giáo Tấn) làm Hội trưởng.

II - CHI BỘ ĐẢNG PHAN ĐĂNG LƯU THÀNH LẬP LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG VỮNG MẠNH, CHI VIỆN CHO TIỀN PHƯƠNG 1947 - 1950

          Ngày 2 tháng 1 năm 1946, tại làng Thái Tượng, xã Tượng Sơn (nay thuộc huyện Nông Cống), Chi bộ Đảng Cộng sản huyện Tĩnh Gia chính thức được thành lập lại gồm 3 đồng chí: Lê Thế Sơn, Lường Đình Đạm và Nguyễn Duy Phương do đồng chí Lê Thế Sơn làm Bí thư chi bộ. Là chi bộ trực thuộc Đảng  bộ Thanh Hóa(1), ngay sau khi thành lập, chi bộ Tĩnh Gia đã kịp thời đề ra phương hướng, nhiệm vụ cụ thể cho địa phương mình, đặc biệt chú trọng các tổ chức Đảng cơ sở.

Ngay sau khi ra đời, chi bộ đã khẩn trương phân công đảng viên về các cơ sở để phát hiện và bồi dưỡng những nhân tố mới bổ sung cho đội ngũ của Đảng. Chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều đồng chí tích cực có đủ năng lực và phẩm chất được vinh dự kết nạp vào Đảng Cộng sản Việt Nam, nhiều chi bộ Đảng được thành lập. Vào đầu năm 1946, Tĩnh Gia thành lập được 5 chi bộ ở 5 tổng: Chi bộ tổng Vân Trường, Chi bộ tổng Yên Thái, Chi bộ tổng Sen Trì, Chi bộ tổng Vân Trai và Chi bộ tổng Tuần La với số lượng trên 10 đảng viên (của 5 chi bộ). Dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Chi bộ Đảng Tuần La, nhân dân Ninh Hải và các xã trong khu vực đã nỗ lực củng cố và xây dựng chính quyền, ổn định và phát triển sản xuất, coi trọng xây dựng lực lượng tự vệ và đặc biệt chú ý đến công tác xây dựng, phát triển Đảng. Đồng chí Lê Minh Bổng thuộc chi bộ Tĩnh Gia đã có nhiều hoạt động tích cực thực hiện nhiệm vụ được phân công là theo dõi giới thiệu quần chúng ưu tú vào đảng ở Chi bộ Tổng Tuần La. Đến cuối năm 1946, có 3 quần chúng ưu tú xã Ninh Hải được kết nạp vào hàng ngũ của Đảng là đồng chí Cao Văn Ngay (công tác tại cơ quan cấp huyện), đồng chí Lê Thị Hoà và đồng chí Nguyễn Dương Đình. Nhờ việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng mà trực tiếp là các đảng viên mới được kết nạp, phong trào cách mạng trên địa bàn xã ngày càng phát triển  sâu rộng và mạnh mẽ hơn. Thông qua đó, nhiều nhân tố kiên trung xuất hiện và được tổ chức đảng tiếp tục phân công theo dõi, dìu dắt, giúp đỡ. Đầu năm 1947, có thêm 03 quần chúng ưu tú xã Ninh Hải được vinh dự đứng vào hàng ngũ của Đảng là đồng chí Hoàng Thị Đớng, đồng chí Cao Văn Thớm và đồng chí Nguyễn Bá Tráng.

Thực hiện chủ trương của Huyện uỷ, ngày 26 tháng 7 năm 1947, hội nghị đảng viên xã Ninh Hải đã diễn ra bí mật tại nhà đồng chí Nguyễn Dương Đình, thôn Văn Yên, dưới sự chủ trì của Lê Minh Bổng( huyện uỷ viên lâm thời). Hội nghị quyết định thành lập Chi bộ Đảng Ninh Hải (còn gọi là chi bộ Phan Đăng Lưu) gồm có 07 đảng viên gồm các đồng chí: Lê Minh Bổng, Cao Văn Ngay, Nguyễn Dương Đình, Lê Thị Hoà, Hoàng Thị Đớng, Cao Văn Thớm, Nguyễn Bá Tráng. Đồng chí Lê Minh Bổng được Huyện ủy phân công phụ trách chi bộ. Đồng chí Nguyễn Dương Đình chỉ định làm Bí thư chi bộ lâm thời. Hội nghị quyết định 3 nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới là:

     - Xây dựng Đảng và chính quyền

     - Củng cố các tổ chức quần chúng

     - Chuẩn bị đại hội Chi bộ lần thứ nhất.

          Như vậy, từ Chi bộ Tổng Tuần La chia tách làm 4 Chi bộ, trong đó có Chi bộ Phan Đăng Lưu xã Ninh Hải. Sự ra đời của Chi bộ Phan Đăng Lưu xã Ninh Hải ngày 26 tháng 7 năm 1947 chứng tỏ sự phát triển vượt bậc của phong trào cách mạng của địa phương và mở ra một bước ngoặt quan trọng đối với sự phát triển của xã nhà. Từ đây phong trào cách mạng Ninh Hải có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng và đóng góp ngày càng tích cực, chủ động, hiệu quả vào công cuộc kháng chiến, kiến quốc của dân tộc.

Tính đến cuối năm 1947, toàn huyện đã xây dựng được 17 chi bộ xã và 3 chi bộ cơ quan, trong đó có chi bộ Phan Đăng Lưu, xã Ninh Hải.

Tại Ninh Hải, Ủy ban kháng chiến ra đời do ông Lê Quang Khợi làm Chủ tịch. Các tổ chức đoàn thể khác nhanh chóng được củng cố, kiện toàn: Mặt trận Liên Việt xã thành lập do ông Trần Văn Khự làm Chủ tịch; thống nhất các tổ chức thanh niên thành Đoàn thanh niên cứu quốc do ông Nguyễn Quang Thắc làm Đoàn trưởng. Lực lượng quân sự và bộ máy chỉ huy cũng được tăng cường. Lực lượng dân quân du kích do ông Lê Thế Đậu chỉ huy và ông Trần Văn Khự phụ trách hậu cần. Ông Lê Văn Thưng làm Trưởng ban giao thông; ông Trần Văn Hoà là Trưởng ban tản cư, ông Lê Hữu Đợi phụ trách ban tiêu thổ kháng chiến. Cán bộ và du kích được tập huấn tại huyện về chính trị và quân sự; lực lượng dân quân được huấn luyện tại xã tạo điều kiện nâng cao năng lực chiến đấu và sức mạnh của lực lượng quân sự toàn xã và là nguồn nhân lực quan trọng bổ sung cho chiến trường.

Trong thời gian này, về mặt chính quyền, Đảng trực tiếp chỉ đạo việc hoàn thiện từng bước hệ thống tổ chức từ huyện đến xã mà trước hết là thống nhất uỷ ban kháng chiến và uỷ ban hành chính thành uỷ ban kháng chiến hành chính. Tháng 7 năm 1947, Uỷ ban kháng chiến hành chính huyện ra đời do cụ Nguyễn Duy Vận làm Chủ tịch. Thực hiện chủ trương trên, tháng 10/1947, Uỷ ban kháng chiến hành chính xã Ninh Hải thành lập do ông Lê Nguyên Phong làm Chủ tịch. Sau một thời gian ngắn, ông Lê Nguyên Phong được phân công về công tác tại mặt trận Liên Việt Tỉnh Thanh Hoá nên ông Hoàng Tề giữ chức quyền Chủ tịch, ông Cao Văn Khế là Phó Chủ tịch.

Cuối năm 1947, có 5 quần chúng ưu tú là: Trần Văn Chỉnh, Cao Văn Trợi, Lê Đức Lân, Trần Văn Khự, Lê Văn Thuyết lần lượt được kết nạp vào Đảng. Số lượng đảng viên Chi bộ Ninh Hải lúc này lên tới 12 đồng chí.

Sự phát triển nhanh chóng về số lượng và chất lượng đảng viên của Chi bộ Phan Đăng Lưu đã góp phần củng cố tổ chức chi bộ Đảng, tăng cường sức mạnh lãnh đạo chi bộ và đáp ứng đòi hỏi của phong trào cách mạng trên địa bàn xã.

Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện uỷ, ngày 3 tháng 12 năm 1947, Đại hội lần thứ nhất Chi bộ Đảng Phan Đăng Lưu (Ninh Hải) được tổ chức tại nhà đồng chí Nguyễn Dương Đình (Văn Yên) với sự tham gia đầy đủ của đảng viên trong chi bộ. Đồng chí Lê Minh Bổng huyện uỷ viên lâm thời dự và chỉ đạo đại hội. Trên cơ sở đánh giá tình hình hoạt động của Chi bộ thời gian qua mà đặc biệt là công tác xây dựng chi bộ và phát triển Đảng; căn cứ vào yêu cầu và nhiệm vụ trước mắt, Đại hội đã chủ trương:

- Xây dựng làng xã kháng chiến và phát triển sản xuất;

- Đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng và củng cố chính quyền;

- Nâng cao ý thức cảnh giác, vạch trần và làm thất bại mọi âm mưu chống  phá của địch.

Đại hội đã bầu Ban chấp hành chi uỷ gồm 3 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Bá Tráng được cử giữ chức Bí thư và hai uỷ viên là các đồng chí: Lê Thị Hoà và Nguyễn Dương Đình. Sau đó, Chi ủy Chi bộ đã thống nhất điều động đồng chí Lê Đức Viển về làm Văn phòng và đồng chí Trần Hoạnh giúp việc. Đại hội lần thứ nhất Chi bộ Đảng Phan Đăng Lưu là mốc son của phong trào cách mạng xã Ninh Hải (Hải Yến). Chủ trương đúng đắn của Đại hội là niềm tin và chỗ dựa vững chắc cho toàn dân xã nhà vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ trong giai đoạn vừa kháng chiến, vừa kiến quốc.

Công tác phát triển đảng viên đã được chi bộ Phan Đăng Lưu đặc biệt quan tâm. Năm 1948, Hải Yến đã kết nạp thêm nhiều đảng viên mới, số lượng đảng viên tăng nhanh. Thôn Ngọc Văn có 14 đồng chí: Lê Hữu Loát, Cao Văn Thả, Lê Thị Lệ, Lê Tuân, Trần Chính Trị, Trần Văn Chương, Lê Thị Thắm, Lê Đức Viển, Nguyễn Đức Trâm, Nguyễn Quang Thắc, Lê Thế Đậu, Trần Văn Khớt, Trần Hoạnh, Trần Văn Trấc. Thôn Thượng Trung gồm các đồng chí: Úc, Tiêu, Dương Công Khoát, Bính, Nguyễn Tử Đôn (là đảng viên ở Bình Minh chuyển về sinh hoạt ở tổ Đảng Thượng Trung); thôn Hà Nẵm có các đồng chí: Nguyễn Cao Đài, Mai Xanh; thôn Biện Sơn gồm các đồng chí: Lưu Bình Thuận, Trần Nguyên Do, Trần Quốc Bính, Trần Minh Tâm([4]). Như vậy, năm 1948 tổng số đảng viên Chi bộ Đảng xã Hải Yến là 35 đồng chí.

Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện uỷ Tĩnh Gia, ngày 10 tháng 10 năm 1948, Đại hội chi bộ Hải Yến lần thứ 2 được tổ chức tại nhà đồng chí Trần Văn Trấc (Ngọc Văn) với sự tham dự đầy đủ của các đồng chí đảng viên trong chi bộ. Sau khi đánh giá hoạt động của Chi bộ và phong trào cách mạng toàn xã trong nhiệm kỳ thứ nhất (12/1947 – 10/1948), đặc biệt là từ khi tháp nhập hai xã Ninh Hải và An Hải thành xã Hải Yến, Đại hội đã đề ra nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới là: Đẩy mạnh đợt thi đua xây dựng Đảng, xây dựng chi bộ "Tự động, gương mẫu và tiến bộ"; thực hiện chính sách giảm tô; ra sức xây dựng, củng cố lực lượng dân quân, du kích, sẵn sàng đánh địch bảo vệ quê hương. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành chi uỷ gồm 5 uỷ viên do đ/c Trần Văn Chỉnh làm Bí thư. Đồng chí Nguyễn Bá Tráng, nguyên Bí thư chi bộ Phan Đăng Lưu được cấp trên điều về công tác tại Tỉnh

Được sự thống nhất của Huyện uỷ, ngày 20 tháng 12 năm 1949, Đại hội lần thứ 3 Chi bộ Phan Đăng Lưu - Hải Yến được tổ chức tại đình làng Thượng Trung.

 Đại hội đã bầu ban chấp hành chi bộ gồm 9 đồng chí và cử ra ban thường trực gồm 5 đồng chí. Đồng chí Trần Văn Chỉnh được bầu làm Bí thư

III- XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ HẬU PHƯƠNG VỮNG CHẮC, CHI VIỆN MỌI MẶT CHO TIỀN PHƯƠNG, CÙNG CẢ NƯỚC ĐÁNH THẮNG THỰC DÂN PHÁP XÂM LƯỢC (1951-1954)

           Do yêu cầu công tác của cấp trên và góp phần đáp ứng nhu cầu nguồn lực của các chiến trường, đặc biệt là nguồn lực cán bộ, một số đồng chí cán bộ, đảng viên trong Chi bộ Hải Yến đã được điều chuyển nhận nhiệm vụ mới, trong đó có đồng chí Trần Văn Chỉnh, Bí thư Chi bộ về công tác tại Huyện uỷ Tĩnh Gia. Vì vậy,  từ tháng 6 năm 1950, đồng chí Cao Văn Thả được bầu làm Bí thư Chi bộ.

          Dưới sự chỉ đạo của Huyện uỷ, ngày 16 tháng 11 năm 1951, Đại hội lần thứ 4 Chi bộ Hải Yến đã diễn ra tại đình Trung, làng Ngọc Đường. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Chi bộ gồm 9 đồng chí trong đó có 5 uỷ viên thường trực. Đồng chí Cao Văn Thả được bầu làm Bí thư chi bộ.

 Cuối năm 1953, cấp trên tiếp tục điều động một số cán bộ Hải Yến, trong đó có đồng chí Cao Văn Thả và đồng chí Nguyễn Bá Tráng về Huyện công tác. Tháng 11 năm 1953, đồng chí Trần Văn Dương được bầu làm Bí thư chi bộ và đồng chí Lê Hữu Nam được bầu làm Chủ tịch Uỷ ban kháng chiến hành chính xã.

CHƯƠNG III

ĐẢNG BỘ HẢI YẾN LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ- VĂN HÓA, BƯỚC ĐẦU XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ GÓP PHẦN ĐÁNH THẮNG ĐẾ QUỐC MỸ XÂM LƯỢC

1954-1975

Tháng 8 năm 1954, sau giảm tô thắng lợi, theo chủ trương chung của cấp trên, xã Hải Yến gồm 4 thôn được chia thành 2 xã: xã Hải Yến và Hải Thượng([5]). Xã Hải Yến gồm toàn bộ thôn Ngọc Văn (Ngọc Đường và Văn Yên) được chia thành 10 xóm. Chi bộ xã Hải Yến có 95 đảng viên sinh hoạt tại 10 tổ Đảng. Ban chi uỷ được chỉ định gồm 5 đồng chí do đồng chí Lê Hữu Vẽ làm Bí thư, đồng chí Trần Văn Thẩm là Phó Bí thư kiêm Chủ tịch xã. Cùng thời kỳ này Uỷ ban kháng chiến hành chính đổi thành Uỷ ban hành chính. Các tổ chức và đoàn thể cũng được củng cố lại theo đơn vị mới. Cũng trong thời điểm này, một số đồng chí cán bộ, đảng viên Hải Yến đã được điều động về công tác tại huyện hoặc một số cơ quan khác trong tỉnh.

Trong cải cách ruộng đất, các tổ chức chính trị xã hội đều được thay đổi theo sự chỉ đạo của đoàn cải cách. Ban chi uỷ và chi bộ, chính quyền và đoàn thể đều được đoàn cải cách chỉ định. Đồng chí Lê Văn Loát làm Bí thư, ông Trần Văn Cay làm Chủ tịch UBHC xã. Các xóm được bổ sung xóm trưởng kể từ tháng 3/1955.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả to lớn đạt được, phong trào cải cách ruộng đất trên miền Bắc nói chung và xã Hải Yến nói riêng cũng đã phạm một số sai lầm, khuyết điểm nghiêm trọng như: quy nhầm thành phần, đấu tố tràn lan; thiếu phân biệt đối xử giữa địa chủ yêu nước với địa chủ gian ác; nặng về đấu tố tịch thu mà xem nhẹ việc giáo dục, thuyết phục....gây nên một số hệ quả khá phức tạp.

Cùng với việc thực hiện phong trào hợp tác hoá nông nghiệp, cũng trong năm 1959, trên cơ sở các tổ tiết kiệm có từ năm 1957, Hợp tác xã tín dụng xã Hải Yến ra đời do ông Lê Văn Khự làm Chủ tịch. Hợp tác xã tín dụng có 560 xã viên với 700 cổ phần và 1500 đồng vốn. Năm 1960, từ sự chia tách chi nhánh mua bán huyện về hai xã Hải Yến và Tĩnh Hải, Hợp tác xã mua bán xã Hải Yến được thành lập với 827 xã viên, 913 cổ phần và 2127 đồng. Như vậy, đến năm 1960 Hải Yến đã hoàn thành "Ba ngọn cờ hồng", cơ bản hoàn thành bước đầu cải tạo xã hội chủ nghĩa ở nông thôn với trên 70% số hộ vào hợp tác xã. Thắng lợi của việc thực hiện cải tạo xã hội góp phần thúc đẩy phong trào cách mạng trên địa bàn, trong đó có việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ công tác an ninh quốc phòng năm 1959 và thực hiện chế độ nghĩa vụ quân sự lần đầu tiên. Hải Yến có 5 thành viên trúng tuyển và lên đường nhập ngũ.

Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện uỷ, để tiếp tục công cuộc cải tạo xã hội chủ nghĩa và chuẩn bị cho những nhiệm vụ tiếp theo, ngày 22/11/1959, Đại hội Chi bộ Hải Yến lần thứ 6 được tổ chức tại đình Trung (Ngọc Đường) với sự tham dự đầy đủ của tất cả đảng viên trong Chi bộ. Đại diện Ban Thường vụ Huyện uỷ về dự và chỉ đạo đại hội.

Đại hội bầu Ban chấp hành chi bộ gồm 7 đồng chí. Đồng chí Lê Hữu Huây được bầu làm Bí thư.

II - THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 5 NĂM LẦN THỨ NHẤT VÀ XÂY DỰNG CHỦ NGHĨA XÃ HỘI 1961-1965

          Tháng 3 năm 1961, Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa tiến hành Đại hội đại biểu lần thứ V. Đại hội đã quán triệt đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đề ra và đề ra phương hướng, nhiệm vụ của kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965).

Để thực hiện tốt hai nhiệm vụ chiến lược mà Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ III đề ra, điều đầu tiên có ý nghĩa quyết định là phải đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng từ trung ương đến cơ sở đảm bảo các tổ chức Đảng đều thật sự trong sạch, vững mạnh. Thực hiện Điều lệ Đảng sửa đổi được thông qua tại Đại hội III và chủ trương của Huyện ủy Tĩnh Gia các chi bộ xã đủ điều kiện thì sẽ thành lập đảng bộ. Tháng 12 năm 1960, chi bộ xã Hải Yến họp hội nghị toàn thể nhất trí thông qua quyết định chính thức thành lập Đảng bộ xã Hải Yến trực thuộc huyện uỷ Tĩnh Gia. Các tổ đảng chuyển thành chi bộ trực thuộc Đảng bộ xã. Toàn Đảng bộ có 108 đảng viên sinh hoạt tại 8 chi bộ nông nghiệp, 01 chi bộ Hợp tác xã mua bán, 01 chi bộ nhà trường và y tế. Từ tháng 01 đến tháng 02 năm 1961, 10 chi bộ trên địa bàn xã chính thức tổ chức đại hội.

Trong hai ngày 03 và 04 tháng 4/1961, được sự thống nhất của Huyện ủy, Đại hội Đảng bộ xã Hải Yến lần thứ 7 chính thức tổ chức tại đình Trung (Ngọc Đường). Đây là đại hội đầu tiên sau khi Chi bộ chuyển lên thành Đảng bộ. Đại hội đã đánh giá cao kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Chi bộ lần thứ 6: Nhiệm vụ xây dựng các hợp tác xã đã đạt kết quả tốt đẹp, các ban quản lý bước đầu điều hành tốt, đúng chính sách, xã viên phấn khởi, năng suất cây trồng tăng 1.2 tấn lên 1.3 tấn/ha. Thuỷ lợi và khai hoang được mở rộng và bắt đầu đi vào phân công chuyên trách, mở thêm nhiều ngành nghề. Nhiệm vụ thành lập đảng bộ và các chi bộ trực thuộc tiến hành tốt, công tác xây dựng Đảng có nề nếp hơn

Qua 3 năm đầu thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961-1965), tình hình xây dựng và phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội, công tác xây dựng Đảng ở Hải Yến đã có nhiều chuyển biến tích cực, nhưng còn nhiều yếu kém cần phải kiên trì khắc phục. Ngày 12/10/1963, Đại hội Đảng bộ Hải Yến lần thứ 8 được tiến hành tại đình Trung (Ngọc Đường). Đại hội nhất trí thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm cho nhiệm kỳ tới là:

- Tập trung củng cố và phát triển hợp tác xã, đi sâu vào công tác cải tiến quản lý quy hoạch đồng ruộng, đẩy mạnh thực hiện thâm canh, đưa khoa học kỹ thuật vào sản xuất để tăng năng suất lao động và sản phẩm.

- Xây dựng Đảng vững mạnh đáp ứng với nhiệm vụ của thời kỳ mới.

Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ khoá 8 gồm 11 đồng chí, Ban Thường vụ có 3 đồng chí. Đồng chí Trần Văn Sỹ tiếp tục được bầu làm Bí thư Đảng ủy. Tháng 10 năm 1964, do cấp trên điều đồng chí Trần Văn Sỹ lên tỉnh công tác, đồng chí Trần Văn Dương được bầu làm Bí thư Đảng ủy.

III. ĐÁNH THẮNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ NHẤT CỦA ĐẾ QUỐC MỸ, XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG, CHI VIỆN CHO TIỀN TUYẾN (1965 - 1968)

Tháng 12/1965, Hải Yến tiếp tục thực hiện chủ trương đẩy mạnh phong trào xây dựng hợp tác xã với quy mô lớn. 5 hợp tác xã được tổ chức lại thành 2 hợp tác xã: 3 hợp tác xã Cờ Đỏ, Trung Thành, Văn Yên sáp nhập thành hợp tác xã Quyết Thắng do đồng chí Lê Hữu Nhạn làm Chủ nhiệm, đồng chí Trần Tứ Hải, Bí thư chi bộ làm trưởng ban kiểm soát; 2 hợp tác xã Ngọc Trung và Sao Vàng sáp nhập thành hợp tác xã Trần Đức do đồng chí Nguyễn Bá Dư làm Chủ nhiệm, đồng chí Lê Văn Họa, Bí thư chi bộ làm Trưởng ban Kiểm soát. Tất cả các tổ chức Đảng, tổ chức quần chúng đều được bố trí lại cho phù hợp.

Ngày 15- 4- 1966, Đại hội Đảng bộ xã Hải Yến lần thứ IX được tổ chức tại hầm hội nghị (Ông Truyện). Đại hội của ý chí đánh Mỹ và thắng Mỹ, bổ sung phương án tác chiến và biện pháp đẩy mạnh sản xuất, tăng cường hoàn thành mọi nghĩa vụ chi viện cho tiền tuyến đại hội đã truyền thêm sức mạnh cho toàn đảng toàn dân trên mọi mặt trận.

Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ xã gồm 13 đồng chí, trong đó Ban Thường vụ có 4 đồng chí và đồng chí Lê Thế Đậu được bầu làm Bí thư Đảng uỷ.[6]

Cuối năm 1966 đầu năm 1967, cuộc bầu cử HĐND xã kết thúc thắng lợi. Đồng chí Nguyễn Bá Dư phó bí thư là chủ tịch UBND xã. Cũng trong thời gian này, một số đồng chí cán bộ của xã được cấp trên điều động về huyện công tác. Để kịp thời bổ sung, nhiều cán bộ chủ chốt được tăng cường.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ IX, một cao trào "Thi đua quyết thắng" được phát động “nhà nhà thi đua, người người thi đua” sẵn sàng chiến đấu và chiến thắng, đẩy mạnh sản xuất cả ngày lẫn đêm bảo đảm phục vụ tiền phương và bảo vệ tại chỗ, cung cấp đủ nhu cầu đời sống sinh hoạt của nhân dân. Ngày 08/5/1968, Đại hội Đảng bộ lần thứ X được triệu tập. Trên cơ sở nghiêm túc đánh giá những kết quả đạt được và hạn chế tồn tại trong nhiệm kỳ qua, Nghị quyết Đại hội X xác định: "Để đảm bảo hoàn thành mọi nhiệm vụ, phải đẩy mạnh công tác xây dựng Đảng là then chốt, củng cố và phát triển phong trào quần chúng sâu rộng là nhiệm vụ trọng tâm".

Đại hội bầu Ban chấp hành Đảng bộ gồm 13 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 4 đồng chí. Đồng chí Lê Thế Đậu được bầu làm Bí thư Đảng uỷ.

IV- VỪA SẢN XUẤT VỪA CHIẾN ĐẦU, GÓP PHẦN ĐÁNH THẮNG CHIẾN TRANH PHÁ HOẠI LẦN THỨ II CỦA ĐẾ QUỐC MỸ (1969-1972).

Để chuẩn bị tốt cho cuộc chiến đấu mới, ngày 3-2 -1971, Đại hội Đảng bộ lần thứ XI được tổ chức tại Đình Trung. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ gồm 11 đồng chí, Ban Thường vụ 3 đồng chí. Đồng chí Lê Thế Đậu tiếp tục được bầu làm Bí thư Đảng uỷ.

V- TIẾP TỤC KHÔI PHỤC VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ, VĂN HOÁ-XÃ HỘI, ĐẨY MẠNH CHI VIỆN CHO TIỀN TUYẾN, GÓP PHẦN GIẢI PHÓNG HOÀN TOÀN MIỀN NAM (1973-1975)

Xuất phát từ tình hình thực tế và nhiệm vụ mới, nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết của Đảng các cấp trên quê hương và đưa Hải Yến tiếp tục vươn lên giành nhiều thắng lợi mới, Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XII được tổ chức ngày 10/4/1973 tại đình Trung.

Đại hội đã điểm lại chặng đường vừa qua và khẳng định: trong chiến tranh, dưới sự chỉ đạo của Đảng, Hải Yến đã vững vàng chiến đấu kiên cường anh dũng, chiến công vẻ vang, xứng đáng là đơn vị quyết thắng. Đảng bộ được tôi luyện và phát triển, đào tạo nhiều lớp cán bộ, đảng viên có đủ phẩm chất và năng lực phục vụ các yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng ở các cấp và tiền phương. Phong trào quần chúng phát triển tốt, xứng đáng là động lực cách mạng. "Ba ngọn cờ hồng" tạo cơ sở vững chắc cho việc huy động đến mức tối đa sức người sức của cho tiền phương và đảm bảo của nhân dân.

Trong khói lửa, văn hoá xã hội phát triển đảm bảo tốt đời sống tinh thần của địa phương.

Đại hội cũng chỉ ra những thiếu sót tồn tại: trong chiến đấu có khi còn biểu hiện thiếu tính linh hoạt; trong quản lí sản xuất còn lỏng lẻo, thiếu kiểm tra, công tác tư tưởng chưa sâu, một chiều.

Đại hội bầu Ban chấp hành khoá XII gồm 13 đồng chí, Ban Thường vụ 3 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Đức Ong được bầu làm Bí thư Đảng uỷ.

Tháng 6- 1973, Hải Yến hợp nhất hợp tác xã toàn xã lấy tên là Hợp tác xã Đức Thắng. Toàn xã chia thành 9 đội sản xuất; Ban quản trị gồm 17 thành viên, ban chủ nhiệm có 4 người do đồng chí Lê Hữu Côn làm Chủ nhiệm, đồng chí Nguyễn Đức Ong, Bí thư Đảng uỷ kiêm Trưởng ban Kiểm soát.

Tổ chức trong xã được bố trí lại theo cơ cấu của HTX. Các chi bộ tổ chức theo từng đội. Toàn xã có 9 chi bộ sản xuất nông nghiệp, một chi bộ ngành nghề, một chi bộ mua bán, một chi bộ trường học, một chi bộ y tế và chi bộ Trường vừa học vừa làm. Như vậy, cuối năm 1974, Đảng bộ Hải Yến có 14 chi bộ với tổng số 148 Đảng viên.

Tháng 9 năm 1974, Đảng bộ quyết định thành lập Trường vừa học vừa làm; phân công đồng chí Lê Hữu Tam phụ trách quản lý, đồng chí Trần Sơn Hải phụ trách chuyên môn. Ban đầu trường có 20 học viên và chi bộ có 9 đảng viên do đồng chí Lê Hữu Tam làm Bí thư chi bộ. Các trường phổ thông cấp 1, cấp 2 được quan tâm xây dựng, tu sửa lại. Trường lớp thoáng mát, cơ sở vật chất được đầu tư phục vụ cho dạy và học đảm bảo học 2 ca, có nơi nghỉ ngơi cho giáo viên. Nhờ vậy, học sinh vui vẻ phấn khởi học tập, thầy cô giáo yên tâm giảng dạy, nhà trường luôn đạt tiêu chuẩn trường tiên tiến. Đảng bộ đã tổ chức cho cán bộ Đảng viên và nhân dân học tập Nghị quyết về công tác quân sự địa phương, quán triệt nhiệm vụ quốc phòng toàn dân trong điều kiện chuyển sang thời bình, tiếp tục nâng cao cảnh giác sẵn sàng chiến đấu đánh bại âm mưu phá hoại của địch. Lực lượng dân quân tự vệ được bố trí lại theo đội sản xuất. Mỗi đội có một tiểu đội 15 người làm nhiệm vụ tuần tra canh gác, luyện tập sẵn sàng chiếu đấu. Khi cần sẽ huy động các lực lượng dự bị. Tất cả lực lượng quân sự tập trung dưới sự chỉ huy của xã đội.

Thực hiện sự chỉ đạo của Huyện uỷ, nhằm đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XII và đề ra phương hướng nhiệm vụ thời gian tới, Đại hội Đảng bộ xã Hải Yến lần thứ XIII tổ chức vào ngày 15/6/1975 tại đình Trung.

Đại hội đã đánh giá tổng kết những thành tựu và khuyết điểm của Đảng bộ và nhân dân xã nhà trong suốt cả chặng đường vừa sản xuất, vừa chiến đấu và chi viện cho tiền tuyến, rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu cho giai đoạn tiếp theo.

Đại hội nhất trí thông qua Nghị quyết về mục tiêu, phương hướng và những nhiệm vụ trọng tâm cho nhiệm kỳ tới.

Đại hội bầu ra BCH Đảng bộ khoá XIII gồm 13 uỷ viên, Ban Thường vụ 4 đồng chí. Đồng chí Lê Hữu Loát được bầu làm Bí thư.

CHƯƠNG V

ĐẢNG BỘ LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TRONG 10 NĂM ĐẦU SAU NGÀY ĐẤT NƯỚC THỐNG NHẤT (1976-1985)

 

          II. ĐẢNG BỘ HẢI YẾN LÃNH ĐẠO NHÂN DÂN THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NHÀ NƯỚC 5 NĂM LẦN THỨ HAI (1976-1980)

Thực hiện nghị quyết đại hội đẩng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã lần thứ XIII và Chỉ thị 297-CT/TW về công tác hồ sơ lý lịch Đảng viên, Đảng uỷ đã xây dựng kế hoạch và đề ra nhiều biện pháp tích cực để đưa chủ trương, đường lối của Đảng thành hiện thực cách mạng trên mảnh đất quê hương. Từng chi bộ đã nêu cao ý thức tự phê bình và phê bình trong đảng đấu tranh làm rõ đúng sai trong nội bộ nên đã củng cố khối đoàn kết thống nhất. Nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đồng thời tiến hành cuộc vận động quần chúng đẩy phong trào cách mạng và qua đó đã lựa chọn được nhiều nhân tố tích cực kết nạp vào Đảng.

Trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp: Sau khi tiến hành cải tiến quản lý, hợp tác xã thực hiện ba khoán nên sản xuất được đẩy mạnh. Việc khắc phục tỉnh trạng hạn hán được chỉ đạo quyết liệt với nhiều giải pháp hữu hiệu: Mương máng, ao hồ, giếng nước được tu sửa, khơi sâu lấy nước tưới cho lúa; mở rộng diện tích trồng khoai với phương châm “Nắng hạn đến đâu được trồng khoai đến đó”. Để thúc đẩy sản xuất, cùng với việc đẩy mạnh thâm canh, vấn đề tăng vụ, mở rộng vụ đông, phát triển ngành nghề và chăn nuôi cũng được chú trọng. Do vậy, tuy năng suất còn hạn chế nhưng sự gia tăng về sản lượng đã góp phần tăng thu nhập bình quân cho hộ gia đình xã viên, đảm bảo hoàn thành nghĩa vụ lương thực, thực phẩm với Nhà nước và từng bước nâng dần mức sống nhân dân.

Hợp tác xã thành lập một đội chuyên giao thông thuỷ lợi gồm 10 người, khi cần thiết huy động tới 150 người, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ ở địa phương và trên các công trình của huyện, luôn được cấp  trên khen thưởng.

Năm học 1975-1976, Trường vừa học vừa làm được huyện công nhận và nâng cấp thành Trường vừa học vừa làm, bổ túc văn hoá cấp 2-3 do đồng chí Trần Sơn Hải làm Hiệu trưởng kiêm Bí thư chi bộ. Trường vừa làm nhiệm  xung kích trên các mặt trận, vừa là nơi bồi dưỡng kiến thức văn hoá, khoa học kỹ thuật cho cán bộ đảng viên và thanh niên. Nhiều học sinh tốt nghiệp tại trường đã trở thành những nhân tố tích cực trong các phong trào  hoạt động của địa phương.

Trong thời gian này, xã tiến hành củng cố nâng cao chất lượng lực lượng dân quân, tiếp tục được phát động toàn dân hưởng ứng phong trào bảo vệ trị an "Thi đua quyết thắng", góp phần tích cực giữ vững trật tự, trị an và bình yên thôn xóm.

Nhằm đánh giá tổng kết hoạt động của Đảng bộ nhiệm kỳ thứ XIII và đề ra phương hướng, nhiệm vụ cho nhiệm kỳ tới, được sự đồng ý của Ban Thường vụ Huyện ủy, ngày 6 tháng 5 năm 1977, Đại hội Đảng bộ lần thứ XIV được tiến hành tại đình Trung

Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ gồm 13 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 4 đồng chí. Đồng chí Lê Hữu Thường được bầu làm Bí thư Đảng ủy.

Đại hội nhất trí thông qua Nghị quyết về nhiệm vụ của nhiệm kỳ tới. Đó là: Tiếp tục thực hiện Chỉ thị 208 thông qua đẩy mạnh phân công lao động, cải tiến quản lý HTX, thực hiện 3 khoán triệt để. Xây dựng nền văn hoá mới, con người mới XHCN. Coi trọng công tác an ninh quốc phòng và xã hội. Tăng cường hệ thống chính trị, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, hoàn thành mọi nhiệm vụ.

Sau Đại hội, Đảng bộ tiến hành tổ chức đợt học tập nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV một cách đầy đủ nghiêm túc và đúng thời gian. Vì vậy, tư tưởng chính trị, năng lực, trình độ và nhận thức về chủ nghĩa xã hội và cách mạng xã hội chủ nghĩa của cán bộ, đảng viên được nâng lên một bước. Theo chủ trương của Đảng, tháng 10/1977, Đảng bộ Hải Yến đã thành lập trường Đảng xã dưới sự lãnh đạo trực tiếp Ban Thường vụ Đảng uỷ xã. Thông qua việc học tập và hoàn thành chương trình lý luận cơ sở cùng bồi dưỡng các lớp Đảng viên mới, bồi dưỡng đối tượng kết nạp Đảng tại trường Đảng xã, đội ngũ cán bộ được kiện toàn một bước quan trọng cả về số lượng và chất luợng.  

Đảng bộ đã chú trọng việc bồi dưỡng, giáo dục rèn luyện trong các tổ chức đoàn thể mà trọng tâm là đoàn thanh niên, phát động các phong trào cách mạng, lựa chọn nhân tố bồi dưỡng kết nạp Đảng. Đẩy mạnh phong trào thi đua lao động sản xuất, tiết kiệm, cảnh giác và sẵn sàng chiến đấu trong nhân dân sôi nổi và qua đó đã kết nạp được nhiều đảng viên trẻ có năng lực, trình độ.

Tuy vậy, do nhiều nguyên nhân, đến cuối thập kỷ 70 (XX), mô hình hợp tác xã ở địa phương đã bộc lộ nhiều hạn chế cản trở sự phát triển: tổ chức cồng kềnh, trì trệ, thiếu hiệu quả, tình trạng “rong công, phóng điểm” xảy ra, xã viên có tư tưởng ỷ lại, không nhiệt tình, tự giác trong sản xuất nên sản lượng, năng xuất cây trồng giảm sút, thu nhập người dân thấp, từ đó nảy sinh nhiều tiêu cực, mâu thuẫn. Trước tình hình đó, năm 1979, Đảng uỷ xã đã chủ trương mạnh dạn tổ chức khoán sản phẩm đến người lao động cho cây khoai lang  trước khi có Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí Thư Trung ương Đảng về khoán sản phẩm đến nhóm và người lao động. Từ đó đã tạo động lực làm cho năng xuất cây màu tăng cao (khoai lang từ 7 tấn lên 10 tấn/ ha có nơi đạt 12 tấn) và đã hé mở cách làm ăn mới, đồng thời phát huy được tính tự chủ trong xã viên. Tuy là việc "khoán chui", nhưng chủ trương trên của Đảng bộ xã đã thể hiện tinh thần dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn, sáng tạo xuất phát từ thực tiễn của Ban Thường vụ và Ban Chấp hành đương nhiệm.

Trong lĩnh vực giáo dục, phong trào thi đua "Hai tốt" tiếp tục diễn ra khá sôi động trong các trường học. Hàng năm, các nhà trường thuộc địa bàn xã đều được công nhận tiên tiến cấp huyện. Dù khó khăn nhưng chính quyền và hợp tác xã đã tu sửa 5 phòng học bị hư hỏng trong chiến tranh và bổ sung thêm cơ sở vật chất cho con cháu yên tâm học tập. Trường Vừa học vừa làm (VHVL) phát triển là phân hiệu bổ túc văn hóa  cấp 3 thuộc Trường Phổ thông cấp 3 Tĩnh Gia I, đảm bảo 3 lớp với 150 học sinh thuộc 4 xã lân cận cùng hệ VHVL của xã với 40 học sinh. Y tế cũng được tập trung đầu tư xây dựng nhà cấp 4, tăng cường vốn ngân sách, nâng cao chất lượng hoạt động. Hệ thống vệ sinh viên được củng cố; xây dựng thêm nhiều công trình vệ sinh đúng tiêu chuẩn ở các hộ gia đình, đảm bảo công tác chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân.

Trước bối cảnh tình hình biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc có nhiều diễn biến phức tạp, công tác an ninh quốc phòng thời gian này được quan tâm đặc biệt. Lực lượng công an được tăng cường đảm bảo an ninh trật tự. Dân quân tự vệ sẵn sàng chiến đấu, luôn tuần tra canh gác. Trên địa bàn xã đã tổ chức một trung đội dân quân mạnh của trường VHVL. Trung đội đã kết hợp với Đồn Biên phòng 130 luôn luyện tập và củng cố tuyến phòng thủ ven biển và cao điểm 185; xây dựng hàng rào kháng chiến ven biển vững chắc thêm; đồng thời chuẩn bị tốt cho công tác hậu cần, tất cả để chiến đấu thắng lợi.

II- HẢI YẾN VƯỢT QUA KHÓ KHĂN ĐỂ XÂY DỰNG QUÊ HƯƠNG, GÓP PHẦN VÀO SỰ NGHIỆP XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC 1981-1985.

Năm năm sau ngày thống nhất đất nước (1976-1980), Hải Yến đã vượt qua khó khăn giành được những kết quả nhất định. Việc mạnh dạn mở hướng cho sản xuất phát triển góp phần quan trọng hoàn thành tốt nghĩa vụ Nhà nước và đời sống nhân dân đỡ thiếu đói hơn. Phong trào quần chúng được củng cố, văn hoá -xã hội phát triển và quốc phòng an ninh đảm bảo. Công tác xây dựng Đảng có chuyển biến tích cực, Đảng bộ được xếp loại khá. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu kém chậm được khắc phục, các mục tiêu đề ra chưa đạt, tiêu cực nảy sinh, nghĩa vụ làm chưa đồng đều, đời sống nhân dân chưa được cải thiện tốt. Trong lãnh đạo và tổ chức thực hiện còn biểu hiện thiếu tính năng động, nhạy bén.

Nguyên nhân của những yếu kém: về khách quan là chế độ bao cấp đè nặng, trong chủ quan là năng lực nhận thức lạc hậu, tư tưởng ỷ lại trông chờ, thiếu mạnh dạn, cương quyết.

Ngày 2 tháng 4 năm 1980, Đại hội Đảng bộ lần thứ XV được tổ chức tại đình Trung với sự tham dự của 165 đảng viên trong toàn xã. Đại hội đã nghiêm túc kiểm điểm, đánh giá sự hoạt động của Đảng bộ nhiệm kỳ XIV. Đại hội nhất trí thông qua Nghị quyết xác định mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ gồm 11 đồng chí, Ban Thường vụ 03 đồng chí. Đồng chí Trần Sơn Hải được bầu làm Bí thư.

Ngày 13 tháng 1 năm 1981, Ban Bí thư Trung ương đã ban hành Chỉ thị 100-CT/TW về thực hiện khoán sản phẩm đến nhóm và người lao dộng trong hợp tác xã nông nghiệp nhằm đổi mới cơ chế quản lý, nâng cao năng suất lao động, phát huy tính chủ động và năng lực sản xuất của nông dân, khắc phục vấn nạn thiếu đói, góp phần giải quyết bài toán về an ninh lương thực. Cơ chế khoán 100 giao đất cho xã viên; quy định hợp tác xã đảm nhiệm 5 khâu của chu trình sản xuất, còn xã viên đảm nhiệm 3 khâu là gieo trồng, chăm bón và thu hoạch.

Sau khi Khoán 100 ra đời cùng với kinh nghiệm đã khoán cây khoai lang, Đảng uỷ đã mạnh dạn tổ chức khoán toàn bộ cây màu và ngành nghề hợp lý. Từ đó đã phát huy vai trò xã viên làm chủ trên ruộng khoán, năng suất lao động được nâng cao, tiết kiệm vật tư, tận dụng ruộng đất. Sản xuất vụ đông được đẩy mạnh, việc chuyển đổi cây trồng thực hiện khá tích cực. Cây lạc từ 30 ha lên 40 ha, đưa cây khoai tây vào trồng với diện tích hàng héc ta. Đất ven biển cũng được khoán cho từng hộ trồng phi lao phòng hộ và cho phép gia đình xã viên thu hoạch... Từng bước chuyển hướng tích cực trong cơ chế quản lý làm cho xã viên tăng khả năng tích lũy, đời sống nhân dân được cải thiện và làm tốt nghĩa vụ đối với Nhà nước.

Thời gian này, Hải Yến có 6 chi bộ với tổng số 224 Đảng viên. Chất lượng Đảng viên được nâng lên nhất là các đợt sinh hoạt chính trị trong Đảng theo tinh thần Chỉ thị 72-CT/TW, Chỉ thị 81-CT/TW, đồng thời hoàn thành làm thẻ Đảng cho 185 Đảng viên trong 3 đợt.

Các tổ chức đoàn thể được mở rộng, đặc biệt là đoàn thanh niên phát triển tốt với 240 đoàn viên hoạt động. Năm 1981, Hội Nông dân tập thể được khôi phục lại, động viên xã viên tích cực xây dựng hợp tác xã. Mặt trận Tổ quốc xã được củng cố, tập hợp mọi lực lượng đoàn kết xung quanh Đảng, động viên các tầng lớp nhân dân hoàn thành nhiệm vụ cách mạng. Đồng chí Hoàng Thị Đớng được cử làm Chủ tịch  Mặt trận. Đồng chí Lê Hữu Tam làm Chủ tịch, từ đó các tổ chức đoàn thể nhân dân hoạt động sôi nổi hơn, mở nhiều hội nghị các bà mẹ, các lớp trung niên, các cụ phụ lão và phát động các phong trào "Mẫu mực, đồng lực" nêu gương tốt  cho con cháu noi theo.

Tại đình Trung, Đại hội Đảng bộ Hải Yến lần thứ XVI khai mạc vào ngày 20/10/1982 với sự tham gia của 194 đảng viên.

Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ khoá XVI có 13 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 3 đồng chí và đồng chí Trần Sơn Hải tiếp tục được bầu làm Bí thư.

Ngày 03/4/1985, Đại hội Đảng bộ lần thứ XVII được tổ chức tại đình Trung với 180 đảng viên tham dự.

Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Đảng uỷ gồm 13 đồng chí và Ban Thường vụ với 3 đồng chí. Đồng chí Lê Tuân được bầu làm Bí thư Đảng uỷ; Đồng chí Nguyễn Bá Cung được bầu làm Phó Bí thư (phụ trách chính quyền); Đồng chí Trần Sơn Hải là Ủy viên Ban Thường vụ, Thường trực Đảng ủy xã. Vào tháng 6/1986, đồng chí Lê Thế Đán được bầu làm Bí thư Đảng ủy thay đồng chí Lê Tuân (nghỉ vì lý do sức khỏe), đồng chí Trần Ngọc Điệp được bầu làm Phó Bí thư (phụ trách chính quyền) thay đồng chí Nguyễn Bá Cung (nghỉ vì lý do sức khỏe).

                                                          CHƯƠNG VI

HẢI YẾN TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI  VÀ CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA (1986-2010)

I- Thực hiện kế hoạch 5 năm đầu thời kỳ Đổi mới (1986-1990).

Để giải quyết những khó khăn của đất nước đầu những năm 1980, Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá V) đã ban hành Nghị quyết 09; Tiếp đó, Tỉnh uỷ Thanh Hoá ban hành Nghị quyết số 25 nhằm đẩy mạnh thực hiện cơ chế mới về quản lý kinh tế XHCN, sử dụng đất đai, lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật; đổi mới kế hoạch; đổi mới công tác tổ chức... Đảng bộ đã tổ chức thực hiện đạt được một số kết quả về xây dựng Đảng, kinh tế có nhiều chuyển biến hơn trước, người dân bắt đầu làm chủ ruộng khoán, giao nạp sản phẩm, làm nghĩa vụ cho Nhà nước tốt hơn. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều yếu kém, tiêu cực chưa ngăn chặn làm cản trở bước đi của phong trào. Vì vậy, nhiệm vụ đấu tranh chống tiêu cực được đặt lên hàng đầu mà cụ thể trong xây dựng và thu hoạch lâm nghiệp, qua đó rút ra bài học kinh nghiệm củng cố tổ chức, đổi mới lề lối làm việc, điều hành trong khoán, thực hiện dân chủ, công khai bình đẳng đảm bảo kỷ cương nguyên tắc.

Nửa đầu thập niên 80 của thế kỷ XX, tình hình trong nước, khu vực và  thế giới tiếp tục có nhiều biến động. Trước hết, do kinh tế đất nước bị khủng hoảng, đời sống của cán bộ, công nhân viên chức và đại bộ phận nhân dân gặp nhiều khó khăn. Cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp và mô hình  xây dựng và phát triển đất nước duy trì từ sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng đến năm 1985 là không phù hợp với thực tiễn cách mạng Việt Nam và những thay đổi của tình hình  thế giới. Vấn đề đổi mới đất nước trở thành một yêu cầu cấp thiết đối với cách mạng Việt Nam.

          Nhận thức rõ những đòi hỏi bức thiết từ thực tiễn xây dựng đất nước, từ ngày 15 đến ngày 18 tháng 12 năm 1986, Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI của Đảng được tổ chức tại thủ đô Hà Nội. Đại hội đánh giá những thành tựu, hạn chế, tồn tại của chặng đường 10 năm xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa (1975 -1985). Với tinh thần: "Nhìn thẳng vào sự thật", Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI đã  quyết định xóa bỏ cơ chế quản lý hành chính quan liêu bao cấp, chuyển sang cơ chế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, thừa nhận nhiều thành phần kinh tế. Đại hội đề ra Ba chương trình kinh tế là: "Lương thực - thực phẩm; hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu"; đề ra kế hoạch 5 năm (1986 -1990), nhằm đưa đất nước thoát khỏi tình trạng trì trệ, khủng hoảng kéo dài.

          Về đối ngoại, Đảng chủ trương thực hiện đường lối đối ngoại theo phương châm: Việt Nam sẵn sàng làm bạn với tất cả các nước trên thế giới, trên tinh thần hợp tác hai bên cùng có lợi, không can thiệp vào công việc nội bộ và tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của nhau. Vấn đề tăng cường  hợp tác đầu tư với các nước, tổ chức trong khu vực và trên thế giới được Đảng đặc biệt quan tâm. Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI là đại hội đổi mới đất nước.

          Phấn khởi tin tưởng vào đường lối đổi mới đất nước do Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra, thực hiện chủ trương của Tỉnh ủy Thanh Hóa,  Huyện ủy Tĩnh Gia triển khai đợt học tập Nghị quyết của Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VI cho toàn thể cán bộ, đảng viên trên địa bàn huyện. Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương đường lối đổi mới đất nước của Đảng được tiến hành  bằng nhiều biện pháp, mang lại hiệu quả thiết thực, tạo niềm tin, phấn khởi cho toàn thể nhân dân, từ đó khơi dậy sức mạnh đoàn kết, tinh thần lao động sáng tạo, ý chí tiến công cách mạng để Đảng bộ và nhân dân huyện Tĩnh Gia hoàn thành vượt mức các chỉ tiêu về kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, an ninh, quốc phòng,v.v.., mà đại hội Đảng bộ các cấp đề ra.

Tại Hải Yến, Đảng bộ xã đã tổ chức học tập, nghiên cứu vận dụng đường lối đổi mới của Đảng và thực tiễn xã nhà. Đảng bộ chủ trương: Chuyển đổi cơ cấu mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp thành 3 vụ chính; phấn đấu nâng cao diện tích, năng suất và sản lượng với 3 loại cây trồng chủ lực là lúa, lạc và khoai lang;  Thực hiện hạch toán kinh doanh theo hướng sản xuất hàng hoá. Từ một nền kinh tế tự cung, tự cấp chuyển sang sản xuất hàng hoá, kinh tế thị trường định hướng XHCN, mặc dù bước đầu không tránh khỏi có lúc còn bỡ ngỡ, lúng túng, nhưng trong tổ chức thực hiện Đảng bộ thể hiện quyết tâm phát huy sức mạnh tập thể, dân chủ, kỷ cương, không chần chừ, e ngại, sai đến đâu sửa đến đó. Kết quả, chỉ sau một thời gian ngắn, sản xuất có sự  phát triển rõ rệt, ngành nghề mở rộng, thương nghiệp bung ra và đòi hỏi đến thị trường; diện tích, năng suất các loại cây trồng tăng rõ rệt: lạc từ 50 ha lên 60 ha, đạt năng suất 1,8 tấn/ ha, lúa 1,5 tấn/ ha, khoai lang 14 tấn/ ha. Từ thực tiễn đó,  Đảng bộ đã chủ  trương mở chợ, tuy chưa đạt yêu cầu do nóng vội, chưa chín muồi, nhưng cũng nói lên sự quyết tâm đổi mới của xã nhà.

Bước đầu đi vào con đường đổi mới có nhiều khó khăn phức tạp bởi do tư duy cũ còn mang nặng, để chuyển biến nhận thức và thực hiện đầy đủ nhiệm vụ  trong giai đoạn mới, giai đoạn xoá bỏ cơ chế hành chính quan lưu bao cấp, từng bước phát triển và xây dựng quê hương. Thực hiện sự chỉ đạo của cấp trên, Đại hội Đảng bộ Hải Yến lần thứ XVIII khai mạc ngày 5/ 6/ 1987 tại Đình Trung với sự tham dự của 182 đảng viên.

Đại hội đánh giá: thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, công tác tư tưởng và nhận thức lý luận được đặc biệt quan tâm nên bước đầu đã tháo gỡ được những boăn khoăn, thắc mắc trong đội ngũ cán bộ, đảng viên toàn Đảng bộ. Đồng thời, tạo niềm tin và sự đồng thuận trong dân, vượt qua khó khăn từng bước đưa kinh tế phát triển. Đại hội đồng thời đã thẳng thắn chỉ ra những yếu kém cần khắc phục: Nhận thức chưa đầy đủ về đổi mới nhiệm vụ chính trị; tổ chức và quản lý chưa gắn kết với nhau; triển khai thực hiện thiếu biện pháp cụ thể do đó chưa đạt được các chỉ tiêu đề ra.

Xuất phát từ tình hình thực tế địa phương và nhiệm vụ trong giai đoạn tới, Đại hội đã thông qua Nghị quyết về những mục tiêu, nhiệm vụ trong thời gian tới. Nghị quyết nhấn mạnh: thực hiện nghiêm túc đường lối đổi mới, mở rộng sản xuất chú ý sản xuất hàng hoá, kết hợp kinh tế với quốc phòng xây dựng nếp sống văn hoá lành mạnh tạo đà cho giáo dục phát triển, y tế phục vụ sức khoẻ cho nhân dân. Xây dựng Đảng và tăng cường khối đoàn kết toàn dân, cải thiện đời sống nhân dân và làm nghĩa vụ Nhà nước, quyết tâm làm cho xã nhà thực sự chuyển mình.

Đại hội lần thứ XVIII đã bầu ban chấp hành Đảng bộ gồm 13 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 03 đồng chí. Đồng chí Trần Sơn Hải được bầu làm Bí thư Đảng ủy xã.

Thời kỳ chuyển đổi mới tự hạch toán kinh doanh sản xuất hàng hoá còn nhiều bất cập, khó khăn không những về năng lực trình độ mà cả về mọi mặt trong xã hội cùng với thiên nhiên khắc nghiệt, nảy sinh nhiều tiêu cực tác động lớn đến quá trình thực hiện nhiệm vụ của Đảng bộ. Đứng trước thực trạng đó, Đảng uỷ đã tìm mọi biện pháp phù hợp, vừa đấu tranh vừa động viên khuyến khích, lãnh đạo nhân dân tập trung mọi nguồn lực đẩy mạnh sản xuất tự lực trong cuộc sống, nhu cầu xã hội và nghĩa vụ Nhà nước, bên cạnh đó. Đảng bộ rất coi trọng chăm lo đời sống văn hoá tinh thần sức khoẻ cho dân, đồng thời quyết tâm tạo điều kiện mọi mặt kể cả vật chất xây dựng trường phổ thông cấp III trên quê hương Hải Yến làm cho con em có nơi học tập.

Đảng bộ đã tổ chức quán triệt và thực hiện Nghị quyết X của Bộ Chính trị về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp, còn gọi là "Khoán 10" và Chỉ thị 15 của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết Trung ương: Cân đối ruộng đất vật tư, lao động và định mức khoán phù hợp từng loại và các đối tượng, đảm bảo xã viên chủ động mọi công việc của mình. Tập thể chỉ đạo quy trình sản xuất, điều phối vật tư, thu sản phẩm, phân chia và chăm lo phúc lợi xã hội, nghĩa vụ Nhà nước, đồng thời giải quyết công nợ trong xã viên và của Nhà nước. Ruộng đất được xác định ổn định sau khi có chỉ thị 299. Đây là một động lực làm cho người dân yên tâm lao động sản xuất.

Tiến hành công cuộc đổi mới, củng cố quan hệ sản xuất XHCN cho phù hợp là một yêu cầu khách quan. Từng bước chuyển hoá công tác quản lý điều hành trong HTX thời kỳ này nhiệm vụ trọng tâm của HTX là làm dịch vụ vật tư, kiểm tra giám sát, thu sản phẩm, điều hoà lương thực sao cho các đối tượng chính sách, làm nghĩa vụ cho Nhà nước phục vụ lợi ích công cộng. Xã viên tự làm, tự chịu trách nhiệm làm ruộng khoán của mình và những công việc nhận khoán với HTX.

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ 19, Đảng bộ Hải Yến tiếp tục mở các lớp lý luận Chính trị cơ sở cho Đảng viên trẻ và Đảng viên mới kết nạp do Ban thường vụ trực tiếp quản lý điều hành. Qua đợt này chúng ta đã có 35 Đảng viên học hết chương trình lý luận cơ sở.

Năm 1990, thực hiện Chỉ thị 240 của Hội đồng Bộ trưởng (Chính phủ) và Nghị quyết 04 của Huyện uỷ; tiếp tục đẩy mạnh đổi mới kinh tế và cơ chế quản lý kinh tế theo hướng phát triển kinh tế hàng hoá phong phú đa dạng, trên cơ sở đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị, xã hội  cho phù hợp với khả năng phát triển và đổi mới nền kinh tế. Tăng cường hơn nữa giải quyết một bước những bức bách của xã hội về dân số, việc làm, trật tự an toàn và kỷ cương xã hội, xây dựng Đảng bộ ngày càng trong sạch vững mạnh đồng thời chúng ta triển khai Nghị quyết 24 của Tỉnh uỷ về xây dựng Đảng, phát huy dân chủ, phát động toàn Đảng, toàn dân tham gia xây dựng Đảng. Qua học tập đấu tranh trong Đảng, quần chúng xây dựng, chúng ta đã chỉ ra được những điểm mạnh, yếu nêu hướng khắc phục và giải quyết nghiêm túc các trường hợp xin ra Đảng, xoá tên hoặc kỷ luật Đảng viên. Đảng bộ củng cố khối đoàn kết thống nhất, tạo niềm tin và uy tín đưa phong trào đi lên.

Bước đường đi từ bao cấp đến những năm đầu đổi mới khó khăn cho cơ chế cũ, thiên tai ngân sách thâm hụt, đời sống cán bộ và nhân dân còn thiếu đói, tiêu cực nảy sinh; nhưng với quyết tâm thực hiện đường lối đổi mới, Đảng bộ Hải Yến bằng sức lực và  trí tuệ của mình lãnh đạo nhân dân vượt qua thử thách, từng bước tháo gỡ những khó khăn đưa phong trào đi lên bắt nhịp từng bước với cuộc hồi sinh chung của cả nước.

II- Đảng bộ xã Hải Yến lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh công cuộc đổi mới (1991-1995)

Đại hội Đảng bộ xã Hải Yến lần thứ 19 tổ chức vào ngày 07/01/1991 tại đình Trung với sự tham gia của 187 Đảng viên.

Đại hội đã bầu Đảng uỷ mới gồm 9 uỷ viên, Ban thường vụ có 3 đồng chí, Đồng chí Cao Phi Trường được bầu làm Bí thư.

Theo định kỳ, Đại hội Đảng bộ lần thứ 20 được tổ chức trong 2 ngày 21-22/05/ 1994 tại Đình Trung với tổng số 177 đảng viên tham dự.

Đánh giá sự hoạt động nhiệm kỳ 19, Đại hội kết luận: Đảng bộ đã cố gắng vượt qua khó khăn đấu tranh thống nhất nội bộ, lãnh đạo nhân dân thực hiện các chủ trương chính sách, Đẩy mạnh sản xuất làm cho đời sống người dân bước đầu ổn định, phúc lợi xã hội đảm bảo hơn, giữ gìn an ninh và làm nghĩa vụ Nhà nước chuyển biến tích cực.

Đại hội đã bầu BCH Đảng bộ gồm 11 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 3 uỷ viên. Đồng chí Cao Phi Trường tiếp tục được bầu làm Bí thư đảng uỷ.

III- Hải Yến thực hiện công nghiệp hoá - hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, xây dựng quê hương giàu đẹp (1996- 2010)

Để đẩy mạnh công cuộc đổi mới, phát huy những kết quả đạt được tiếp tục phấn đấu xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, Đại hội đảng bộ lần thứ XXI tổ chức trong 2 ngày 26- 27 tháng 1-1996 với tổng số 168 Đảng viên tham dự.

Thời gian qua do sự cố gắng vươn lên và nỗ lực hết sức mình, Đảng bộ đã đạt được những kết quả đáng khích lệ trên mọi lĩnh vực công tác, tạo đà cho bước đi tiếp theo. Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ gồm 10 uỷ viên, Ban Thường vụ 03 đồng chí. Đồng chí Trần Thanh được bầu làm Bí thư

Đại hội Đảng bộ Hải Yến lần thứ XXII được tổ chức ngày 28/8/2000 tại Đình Trung với sự tham dự của 170 Đảng viên trong toàn Đảng bộ.

Đại hội đã bầu Ban chấp hành Đảng bộ khoá 22 gồm 9 đồng chí, Ban Thường vụ gồm 03 đồng chí. Đồng chí Trần Thanh được bầu lại làm Bí thư Đảng uỷ xã.  

Tháng 10/2000, Hội Khuyến học lâm thời xã được thành lập do Chủ tịch UBND xã Lê Chính Trung phụ trách. Sau đó, năm 2001, Đại hội Hội khuyến học xã được tổ chức đã nhất trí bầu ông Trần Sơn Hải làm Chủ tịch kiêm phó Giám đốc thường trực Trung tâm Học tập cộng đồng xã. Hội khuyến học cùng với Trung tâm Học tập cộng đồng và Ban Tuyên giáo Đảng uỷ ra đời đã tạo một môi trường giáo dục cộng đồng từ chính trị, văn hoá giáo dục đến truyền thông kỹ thuật nông nghiệp, ngành nghề cho dân càng tạo thêm động lực cho sự phát triển kinh tế và nâng cao dân trí.

Đảng bộ được công nhận là Đảng bộ trong sạch vững mạnh.

Trong bối cảnh quê hương đạt đựơc nhiều thành tựu quan trọng và tương đối toàn diện trên nhiều lĩnh vực, kinh tế và văn hoá - xã hội phát triển khởi sắc, Đảng bộ và chính quyền xã đã long trọng tổ chức Lễ đón nhận phần thưởng cao quý danh hiệu đơn vị Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân cho nhân dân và lực lượng vũ trang nhân dân xã Hải Yến thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước.  Đây là một niềm vinh hạnh to lớn đối với Đảng bộ và nhân dân Hải Yến. Sự kiện quan trọng này đã tạo nên nguồn động lực tinh thần cho mọi người dân cố gắng vươn lên xây dựng quê hương giầu đẹp, xứng đáng hơn nữa với truyền thống vẻ vang mà các thế hệ cha anh đã dày công xây đắp.

Ngày 20/07/2005, Đại hội đại biểu đầu tiên của thế kỷ XXI - Đại hội lần thứ XXIII Đảng bộ Hải Yến, nhiệm kỳ 2005-2010 được tổ chức tại hội trường xã với sự tham dự của 139 đại biểu chính thức, thay mặt cho 214 đảng viên toàn Đảng bộ. Đại hội đã bầu ra Ban chấp hành Đảng bộ khoá XXIII gồm 13 đồng chí, Ban Thường vụ 3 đồng chí.  Đồng chí  Lê Thị Hương được bầu làm Bí thư Đảng uỷ.

Đại hội bế mạc với niềm tin và quyết tâm đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng đáp ứng với nhiệm vụ trong giai đoạn mới của cả nước.

 Năm 2006, diễn ra một sự kiện có ý nghĩa lịch sử với huyện Tĩnh Gia. Ngày 15/5/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 102/2006/QĐTTG về việc thành lập Khu kinh tế Nghi Sơn. Đây là một bước chuyển mình không phải chỉ riêng cho Tĩnh Gia, mà cả tỉnh Thanh Hoá, bao gồm cả khu vực Nam Thanh - Bắc Nghệ. Quyết định thành lập Khu kinh tế Nghi Sơn bao gồm 12 xã thuộc phía Nam huyện Tĩnh Gia, trong đó có xã Hải Yến để xây dựng một loạt nhà máy quy mô lớn: Nhà máy lọc hoá dầu liên doanh với nước ngoài trị giá hơn 9 tỷ USD, nhà máy xi măng, nhà máy luyện cán thép, nhà máy nhiệt điện, nhà máy đóng tàu... đã mở ra cơ hội lớn cho quê hương để đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế gắn với xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Tuy nhiên, quá trình xây dựng và phát triển Khu kinh tế Nghi Sơn cũng đặt ra nhiều thách thức đối với toàn huyện Tĩnh Gia, nhất là khu vực 12 xã mà Hải Yến là xã trọng điểm. Thách thức lớn đầu tiên là vấn đề giải phóng mặt bằng và di dân tái định cư. Suốt trong mấy năm quá độ hình thành khu kinh tế, Đảng bộ và nhân dân luôn luôn ủng hộ đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước. Vì vậy, việc chuyển dân về các khu tái định cư ở Nguyên Bình và các vùng lân cận được nhân dân ủng hộ để nhường đất xây dựng nhà máy được Đảng bộ và nhân dân trong xã triển khai khá nhanh chóng. Đồng thời, Đảng bộ và nhân dân xã Hải Yến vẫn tiếp tục nỗ lực thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ 23 đã đề ra. Sau một nhiệm kỳ khắc phục những khó khăn vướng mắc trong việc đền bù, giải toả và di dân, từ ngày 27 đến ngày 28 tháng 6/2010, Đại hội Đảng bộ được tổ chức tại hội trường xã. Về dự đại hội có 125 đại biểu tham dự với sự có mặt của đồng chí Trương Bá Phúc, Tỉnh uỷ viên, Bí thư Huyện uỷ và một số đồng chí lãnh đạo của huyện. Sau khi nghe báo cáo, đánh giá kết quả mà Đảng bộ và nhân dân xã Hải Yến đã đạt được, các đại biểu phấn khởi nhận thấy trong suốt 5 năm (2005-2010) Đảng bộ và nhân dân xã Hải Yến đã vượt qua nhiều khó khăn và đạt được nhiều thành quả tốt đẹp. Mặc dù trong hoàn cảnh có nhiều xáo trộn trong đời sống do phải chuyển dân để dành đất cho Nhà nước xây dựng nhà máy lọc hoá dầu nhưng những các mục tiêu đặt ra của Đại hội 23 được Đảng bộ và nhân dân cơ bản hoàn thành như tiếp tục chuyển cư đúng với tiến độ và kế hoạch; cùng với việc tạo thêm nhiều việc làm mới thông qua tham gia lực lượng công nhân trong các nhà máy, xí nghiệp ở Khu kinh tế, phát triển thêm ngành nghề mới như dịch vụ thương mại, công nhân kỹ thuật, xuất khẩu lao động nhằm bảo đảm và nâng cao đời sống nhân dân ngay cả trong thời kỳ chuyển cư. Tăng cường cơ sở vật chất cho các công trình phúc lợi ở khu tái định cư, nâng cao đời sống văn hoá, giáo dục cho nhân dân, nhất là công tác thông tin tuyên truyền, phổ biến đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước xuống tận người dân.

      Đại hội cũng đã bầu Ban Chấp hành Đảng bộ gồm 15 đồng chí. Đồng chí Nguyễn Ngọc Tĩnh được bầu làm Bí thư. Đồng chí Trần Văn Quân được bầu làm Phó Bí thư, Chủ tịch UBND xã. Đồng chí Cao Văn Tĩnh được bầu làm Phó Bí thư Thường trực Đảng uỷ.

Đại hội Đại biểu Đảng bộ xã Hải Yến lần thứ 24 nhiệm kỳ 2010-2015 đánh dấu một bước ngoặt mới trong đời sống xã hội. Sự phát triển năng động và mạnh mẽ của Khu Kinh tế Nghi Sơn nói chung, dự án Lọc hóa dầu nói riêng đã đem lại vận hội mới và những thách thức đan xen. Thực hiện chủ trương của UBND tỉnh Thanh Hóa, huyện Tĩnh Gia tiếp tục giải phóng mặt bằng di dân khu C mở rộng Dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn. Xác định đây là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết, Ban chấp hành Đảng bộ đã họp và ban hành nghị quyết lãnh đạo tập trung giải phóng mặt bằng khu C, quyết tâm hoàn thành trong vòng 30 tháng. Nghị quyết được triển khai kịp thời, nghiêm túc đến cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân. UBND xã xây dựng kế hoạch, chương trình hành động thực thi nghị quyết và  được nhân dân trong xã nhiệt tình hưởng ứng.

Thực hiện Chỉ thị số 07-CT/HU, ngày 24/02/2012 của Ban Thường vụ Huyện ủy, song song với công tác kiểm kê giải phóng mặt bằng khu C là việc lãnh đạo thu tiền sử dụng đất tái định cư (tồn đọng ) của đợt di dân năm 2009- 2010 với  465 hộ và tổng số tiền phải thu hồi là 88 tỉ đồng để nộp cho nhà nước.

Kết quả triển khai thực hiện các nhiệm vụ:

     - Về nhiệm vụ kiểm kê giải phóng mặt bằng khu C: đã hoàn thành trong năm 2013 với 1.239 hộ gia đình bị ảnh hưởng. Tuy số hộ bị di dời là lớn song tiến độ kiểm kê đảm bảo tốt, việc áp giá chi trả cho nhân dân kịp thời. Vì vậy, đầu năm 2014, nhân dân triển khai làm nhà tại khu tái định cư Nguyên Bình. Nhiều hộ dân chưa được nhận tiền đã chủ động nộp tiền trước lên làm nhà từng bước ổn định cuộc sống. Tính đến 30/10/2014 có gần 600 hộ dân làm nhà. Công tác triển khai thu tiền sử dụng đất ( tồn đọng ) tính đến 30/10/2014 đã thu được hơn 49 tỷ. 900 triệu đồng = 56,4 %. Có thể nói, Khu tái định cư Hải Yến tại Nguyên Bình có cơ sở hạ tầng được đầu tư đồng bộ, các công trình công cộng như công sở, hệ thống các nhà trường từ mầm non đến tiểu học, các công trình văn hóa, trạm y tế, chợ được đầu tư mới hoàn toàn; đường sá khang trang sạch đẹp. Trong một lần về thăm Tĩnh Gia và đến thăm khu tái định cư này vào năm 2014, Chủ tịch Nước Trương Tấn Sang phấn khởi nhận xét: Đây là một trong những khu tái định cư đep nhất Việt Nam.

     - Về phát triển kinh tế

     Nhân dân chủ yếu tập trung làm nhà ở, vì vậy phần lớn lực lượng lao động chính của các hộ phải tập trung vào làm nhà để ổn định cuộc sống. Cấp ủy chính quyền đã định hướng cho nhân dân từng bước chuyển đổi việc làm từ sản xuất nông nghiệp sang làm dịch vụ, làm công nhân ở nhà máy, diện tích sản xuất nông nghiệp còn lại không đáng kể (khoảng 15 ha ) tập trung ở thôn Bắc Yến. Số lao động có việc làm 871 lao động chủ yếu là công nhân công ty giày da, công nhân tại các nhà máy, công trình trong Khu Kinh tế Nghi Sơn với mức thu nhập bình quân hằng tháng từ 3,7 - 4 triệu đồng/người. Mức thu nhập bình quân đầu người toàn xã 6 tháng đầu năm 2014 đạt 749.000đ/ người/ tháng.

     - Về văn hóa –xã hội

     Công tác thông tin tuyên truyền được duy trì thường xuyên. Tập trung tuyên truyền các chủ trương của Đảng và Nhà nước như :Tuyên truyền công tác kiểm kê giải phóng mặt bằng Khu C; Công tác thu tiền sử dụng đất tái định cư, công tác phát triển kinh tế, công tác vệ sinh môi trường, phát động nhân dân treo cờ các ngày lễ tết; tuyên truyền về công tác an ninh trật tự, công tác tuyển quân hăng năm và nhiều lĩnh vực khác.

    Công tác giáo dục và đào tạo tiếp tục có những chuyển biến rõ rệt. Trong điều kiện xã nhà phân làm ba khu vực đi lại khó khăn song các nhà trường đã chủ động xây dựng kế hoạch tham mưu cho cấp ủy, chính quyền nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc dạy và học. Do đó, ba nhà trường đã duy trì ổn định nề nếp ổn định và tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học. Tỷ lệ học sinh giỏi, học sinh tiên tiến năm sau cao hơn năm trước bình quân 5- 7%. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được đào tạo chuẩn hóa, 80 % trở lên đạt trình độ đại học, còn lại là cao đẳng và trung cấp. Trường Tiểu học đã được công nhận là Trường chuẩn Quốc gia, đang đăng ký tiếp tục xây dựng chuẩn Quốc gia giai đoạn 2. Trường Trung học cơ sở đang xây dựng trường chuẩn Quốc gia.

Công tác khám chữa bệnh và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân ngày càng được quan tâm. Trạm y tế duy trì chế độ trực và khám chữa bệnh cho nhân dân . Công tác tiêm phòng cho bà mẹ mang thai và trẻ em sơ sinh đảm bảo tốt ở cả hai khu vực. Tỷ lệ người đến khám chữa bệnh ngày càng tăng, những ca vượt quá khả năng được trạm giới thiệu đi tuyến trên kịp thời. Tổng số lượt khám chữa bệnh hằng năm từ 1700- 1800 lượt người, công tác phòng dịch, tiêu độc khử trùng được đảm bảo nên những năm qua không có dịch bệnh xẩy ra; công tác tim phòng cho bà mẹ mang thai, trẻ em trong độ tuổi tiêm chủng đảm bảo số lượng, chất lượng.

     Về công tác an ninh - quốc phòng được xác định rõ là nhiệm vụ hết sức quan trọng nhất là trong giai đoạn đất nước hội nhập quốc tế, các thế lực thù địch tìm cách chống phá cách mạng Việt Nam. Hơn thế nữa, đây là thời điểm địa phương gồng minh thực hiện nhiều nhiệm vụ quan trọng trên các lĩnh vực. Cùng với thời cơ và vận hội mới đang đến, nhiều  tệ nạn cũng từng bước du nhập về với cường độ ngày một gia tăng. Nhận thức rõ vấn đề này, cấp ủy, chính quyền đã giao cho Ban công an, Ban chỉ huy Quân sự phối hợp với các cấp ủy chi bộ củng cố xây dựng lực lượng công an, dân quân tự vệ vững mạnh từ xã đến thôn, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụn khi có lệnh điều động của cấp trên. Tình hình an ninh trật tự những năm qua cơ bản ổn định, không có vụ việc lớn xẩy ra. Công tác hậu phương quân đội được quan tâm, sâu sát. Hằng năm, xã đều hoàn thành tốt chỉ tiêu giao quân; thanh niên lên đường nhập ngũ yên tâm phấn khởi hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

     Công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền và hệ thống chính trị tiếp tục được chú trọng. Trên cơ sở mục tiêu nhiệm vụ đề ra và chỉ đạo của cấp trên, hằng tháng Ban chấp hành Đảng bộ đã xây dựng đ­ược ch­ương trình công tác, tăng cường chỉ đạo sâu sát các nhiệm vụ trọng tâm. Phân công cấp uỷ viên phụ trách từng phần việc và dồn sức chỉ đạo tích cực trên mọi lĩnh vực. Các chi bộ duy tri sinh hoạt bình thường và đều đã xây dựng được nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm của đơn vị mình. Đảng bộ đã lãnh đạo các đoàn thể nhân dân tích cực vào cuộc, góp phần hoàn thành cơ bản các mục tiêu đã được đề ra. Chính quyền dồn sức nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động, đặc biệt tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt công tác kiểm kê khu C đảm bảo tiến độ; các chi bộ có dân đi tái định cư tập trung lãnh đạo thu tiền sử dụng đất cho Nhà nước, định hướng việc làm cho lực lượng trong độ tuổi lao động.

Các đoàn thể từ xã đến thôn được tăng cường và củng cố kết quả phân loại hằng năm xếp loại khá trở lên chiếm 70% lên.

Từ sau Đại hội Đảng bộ lần thứ XXIV, nhiệm kỳ 2010-2015, tình hình kinh tế, văn hóa xã hội, quốc phòng an ninh và xây dựng hệ thống chính trị của địa phương đã có bước phát triển tương đối đồng bộ và toàn diện. Đời sống chung của nhân dân được duy trì ổn định theo hướng tích cực, thu nhập bình quân đầu người 6 tháng năm 2014 đạt 734.000 đồng/ người/ tháng, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 23,6% năm 2010 xuống còn 11,5% năm 2013, hộ cận nghèo chỉ còn chiếm tỷ lệ là 19%. Đại đa số nhân dân trong xã tiếp tục đồng thuận, tin tưởng, kỳ vọng vào vai trò lãnh đạo của Đảng, điều hành của chính quyền, phấn khởi thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở. Đồng thời, hăng hái thi đua sản xuất, phát triển kinh tế, xoá đói giảm nghèo đặc biệt là thực hiện tốt chủ trương giải phóng mặt bằng. di dân tái định cư. Bộ mặt nông thôn xã nhà thêm khởi sắc.

Rõ ràng, dưới sự lãnh đạo trực tiếp, hiệu quả của Đảng bộ xã, sự điều hành chỉ đạo quyết liệt của chính quyền và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị cùng sự chung sức, chung lòng của nhân dân, dẫu công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên quê hương Hải Yến  đã có bước phát triển có tính bước ngoặt. Vóc dáng của một đô thị Hải Yến khang trang, bề thế,trong Khu tái định cư Nguyên Bình đã định hình với đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được cải thiện và nâng cao rõ rệt. Mặc dù phía trước vẫn còn nhiều gian nan, thách thức, nhưng người dân nơi đây đã dũng cảm, chủ động và tự tin cùng quê hương Tĩnh Gia đi đầu trong chặng đường đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và đô thị hóa bởi đó là con đường tất yếu để sớm thực hiện mơ ước tự ngàn đời; xây dựng thành công một nước Việt Nam giàu mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới.

KẾT LUẬN

Trong suốt hàng ngàn năm lịch sử dưới chế độ phong kiến, hàng trăm năm rên xiết dưới ách nô lệ của đế quốc thực dân, vùng đất Hải Yến dẫu có cảnh quan sơn thủy hữu tình, người dân cần cù, sáng tạo lao động, luôn nỗ lực học hành để vươn lên trong cuộc sống nhưng mãi vẫn là một vùng quê nghèo khó, cuộc sống đa số nhân dân hết sức bần cùng.

Năm 1930, sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam, Đảng bộ Tỉnh Thanh Hóa và đặc biệt là sự thành lập Chi bộ cộng sản đầu tiên của huyện Tĩnh Gia đã mở ra một bước ngoặt lớn lao ở vùng đất giàu truyền thống yêu nước và truyền thống văn hóa tốt đẹp. Chính truyền thống anh hùng bất khuất và tinh thần, ý chí kiên cường đấu tranh vật lộn với thiên nhiên, chống lại ách áp bức bóc lột của người dân nơi đây tự bao đời nay đã bùng lên mãnh liệt và được phát huy cao độ từ khi có Đảng cộng sản lãnh đạo.

Sau Cách mạng tháng 8- 1945, nền độc lập của nước nhà chưa được bao lâu, cả dân tộc lại phải đứng lên bước vào cuộc kháng chiến chống Pháp với tinh thần: " Thà hy sinh tất cả chứ nhất định không chịu  mất nước,nhất định không chịu làm nô lệ". Cán bộ, Đảng viên và nhân dân Thanh Hóa nói chung, Tĩnh Gia nói riêng đã viết nên biết bao  kỳ tích trong sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc kéo dài suốt 9 năm (1945 -1954) trường kỳ, gian khổ ấy, từ một số ít đảng viên ban đầu, vào ngày 26 tháng 7 năm 1947 tại nhà đồng chí Nguyễn Dương Đình thôn Văn Yên, Chi bộ Đảng Phan Đăng Lưu được thành lập gồm có 07 đảng viên, dưới sự chủ trì của Lê Minh Bổng, huyện uỷ viên lâm thời. Đồng chí Nguyễn Dương Đình chỉ định làm Bí thư chi bộ lâm thời. Đây là tổ chức tiền thân của Đảng bộ Hải Yến ngày nay.

          Bước vào công cuộc đổi mới đất nước, trước biết bao khó khăn thách thức nhưng với ý chí quyết tâm và niềm tin mãnh liệt, Ban chấp hành Đảng bộ cùng toàn thể đảng viên trong Đảng bộ luôn chủ động, sáng tạo trong việc vận dụng các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước vào thực tiễn địa phương. Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực, chủ động hội nhập và phát triển. Đảng bộ và nhân dân Hải Yến đã  từng bước tạo nên sự đổi thay có tính lịch sử về kinh tế - xã hội, từng bước nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho  nhân dân.

          Vẫn còn đó bao khó khăn, tồn tại khi bước vào giai đoạn  CNH - HĐH đất nước, hội nhập vào cộng đồng khu vực và thế giới, đặc biệt là đứng trước yêu cầu phải rời bỏ quê hương, bản quán, nơi “chôn nhau cắt rốn” của mình để  nhượng lại đất xây dựng Nhà máy Hóa lọc dầu Nghi Sơn tại các Khu B, E, J, C (2000-2014), thực hiện đường lối công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước quê hương, Hải Yến lại dũng cảm, sẵn sàng gác lại “tình riêng” để lên đường theo lời kêu gọi của Đảng và Nhà nước….Mặc dù sự nghiệp công nghiệp hóa, đô thị hóa mới ở chặng đường đầu tiên. Tuy nhiên, hình bóng một đô thị Hải Yến trên quê mới đã định hình rõ nét. Hải Yến hôm nay đang trở thành một trong những địa phương giàu về kinh tế, ổn định về chính trị, an ninh, quốc phòng đảm bảo, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được cải thiện và nâng cao.

Dẫu suốt chặng đường lịch sử hàng trăm năm của mình, hay trong hơn 6 thập kỷ kể từ ngày Chi bộ Phan Đăng Lưu ra đời đến nay, Đảng bộ và nhân dân Hải Yến luôn biết kế thừa và phát huy những thành tựu to lớn trong chặng đường đã qua, dũng cảm nhìn thẳng vào sự thật để khắc phục hạn chế, tồn tại, tiếp tục viết nên những trang sử mới trên chặng đường tiếp theo trên nền tảng  truyền thống VĂN HÓA - YÊU NƯỚC – CÁCH MẠNG với tinh thần CHỦ ĐỘNG – SÁNG TẠO để hướng tới cuộc sống ngày càng ẤM NO, HẠNH PHÚC.

Trải qua hơn 7 thập kỷ với muôn vàn khó khăn, gian khổ và thách thức, từ thực tiễn xây dựng và phát triển của mình, thực tiễn tổ chức, lãnh đạo nhân dân Hải Yến thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, nhiệm vụ chính trị trong mỗi thời kỳ lịch sử, Đảng bộ Hải Yến đã rút ra những bài học hữu ích sau đây:

1- Nghiêm túc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước, sáng tạo trong thực tiễn cách mạng, vận dụng đúng đắn các quy luật khách quan từng thời kỳ và luôn đổi mới sự hoạt động, phương thức lãnh đạo cho phù hợp, không ngừng nâng cao năng lực và sức chiến đấu của tổ chức Đảng.

Quá trình đấu tranh Cách mạng, Đảng bộ Hải Yến đã có những bước vận dụng đúng đắn,sáng tạo chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước ,đề ra những nhiệm vụ chủ trương cụ thể vào điều kiện xã nhà.Chính vì vậy,qua từng giai đoạn cách mạng, Đảng bộ và nhân dân Hải Yến vượt qua bao khó khăn để hoàn thành nhiệm vụ,từng bước xây dựng quê hương giàu đẹp.Trong giai đoạn CNH-HĐH, Đảng bộ cần phải cố gắng vươn lên về mọi mặt,chống tư tưởng bảo thủ lạc hậu, nâng cao năng lực trình độ,phát huy vai trò tiên phong đề ra những chủ trương sát đúng với điều kiện trong từng giai đoạn để xây dựng quê hương phát triển hơn nữa.

2- Tất cả là của dân, do dân và vì dân; hoạt động vì mục tiêu "Dân giầu nước mạnh xã hội dân chủ, công bằng, văn minh" tôn trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, khơi dậy lòng yêu nước và trí sáng tạo của nhân dân.

Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, 70 năm qua, Đảng bộ đã vận động nhân dân đoàn kết nhất trí xung quanh Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quần chúng để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.

Trong giai đoạn hiện nay và sau này giáo dục lòng yêu nước và tư tưởng cách mạng cho nhân dân thông qua các đoàn thể xung quanh Đảng bộ thực hiện tốt mọi mục tiêu kế hoạch bảo vệ và xây dựng quê hương.

3- Cán bộ Đảng viên luôn tự phê bình và phê bình, trao dồi đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, đấu tranh thẳng thắn để đoàn kết nhất trí và không ngừng học tập nâng cao trình độ năng lực công tác, xứng đáng với sự tin yêu của nhân dân.

Trong từng giai đoạn cách mạng, đòi hỏi đội ngũ các bộ đảng viên có nhận thức và tư tưởng cách mạng phù hợp. Trong chiến tranh cần có tư tưởng yêu nước, hy sinh cho nền độc lập tự do và thống nhất nước nhà, thì nay trong công cuộc xây dựng CNXH lại càng đòi hỏi cán bộ, Đảng viên không những có lòng nhiệt tình cách mạng mà phải không ngừng nâng cao năng lực trình độ mọi mặt đáp ứng với nhu cầu nhiệm vụ mới.

Vì vậy công tác giáo dục tư tưởng, lý luận và chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật cho cán bộ Đảng viên là điều hết sức cần thiết hiện nay của Đảng bộ, đồng thời lựa chọn đội ngũ trẻ tiêu biểu cho đi đào tạo tại các trường và trung tâm chuyên nghiệp để sau này có đội ngũ kế cận vừa hồng, vừa chuyên về phục vụ địa phương.   

4- Luôn đặt lên hàng đầu nhiệm vụ xây dựng Đảng bộ mạnh về tổ chức, vững tư tưởng, có sức chiến đấu cao, đoàn kết nhất trí, trong sạch vững mạnh, xứng đáng là lực lượng lãnh đạo có ý nghĩa quyết định đến mọi thắng của phong trào cách mạng địa phương.

          Thời gian tới, nhiệm vụ cách mạng đòi hỏi Đảng bộ phải cố gắng xây dựng về mọi mặt, nâng cao năng lực, trình độ, tư tưởng, đáp ứng với nhiệm vụ cách mạng đưa Đảng ngang tầm với công cuộc đổi mới, hoàn thành CNH- HĐH đất nước theo con đường XHCN

          Trong hơn 70 năm qua, Đảng bộ Hải Yến là niềm tin, là ngọn cờ tập hợp mọi lực lượng cách mạng của quần chúng và đã thực hiện thắng lợi mọi nhiệm vụ. Có được như vậy vì Đảng bộ luôn đặt nhiệm vụ xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh lên hàng đầu, từng thời kỳ có những chủ trương, biện pháp giáo dục, bồi dưỡng, rèn luyện cán bộ, đảng viên một cách phù hợp nhằm giữ vững đạo đức cách mạng, thật sự “Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư”; luôn có tinh thần đoàn kết, thật thà tự phê bình và phê bình trên tinh thần đồng chí thương yêu lẫn nhau. Đồng thời, đẩy mạnh nhiệm vụ tuyên truyền, phát triển Đảng, luôn bổ sung cho Đảng nguồn nhân lực mới với chất lượng ngày càng tốt hơn.

          Nhiệm vụ cách mạng hiện nay càng đòi hỏi Đảng bộ phải đoàn kết nhất trí ,tinh thần đảng viên phải giữ vững tình đồng chí son sắt, xây dựng và củng cố các tổ chức đoàn thể quần chúng, nâng cao năng lực về mọi mặt, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tư tưởng đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh cho cán bộ đảng viên , nhất là đội ngũ cán bộ chủ chốt, biết phát huy mọi tiềm năng thế mạnh của địa phương, dám nghĩ, dám làm để đề ra mục tiêu, biện pháp đúng đắn  xây dựng quê hương ngày một phát triển toàn diện, cùng cả nước hoàn thành CNH-HĐH đất nước theo con đường XHCN.

 

PHỤ LỤC

NHỮNG PHẦN THƯỞNG CAO QUÝ

 ĐƯỢC ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC TRAO TẶNG CHO TẬP THỂ VÀ CÁ NHÂN

XÃ HẢI YẾN

A - Danh hiệu tập thể:

1. Nhân dân và Lực lượng vũ trang xã Hải Yến

 Anh hùng Lực lượng vũ trang thời kỳ Kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975)

B - Danh hiệu cá nhân:

1. Liệt sỹ Trần Đức - Anh hùng Lực lượng vũ trang thời kỳ Kháng chiến chống Pháp (1946-1954):

          2. Cao Thị Hảo - Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.

3. Danh thủ thể thao Việt Nam: Trần Oanh (1928-1986)

Xạ thủ súng ngắn ổ quay, người phá kỷ lục thế giới và giành Huy chương vàng Đại hội TDTT quân đội các nước xã hội chủ nghĩa (SKDA) tháng 9 năm 1962; người được Uỷ ban Olympic thế giới (IOC) suy tôn là “Nhà thể thao xuất sắc nhất thế kỷ 20 của Việt Nam” theo đề nghị của Uỷ ban TDTT Quốc gia.

C - Huân huy chương và các phần thưởng khác

          1-  Tập thể:

          - Huân chương chiến công hạng 2.

- 10 cờ luân lưu quyết thắng.

- 10 năm liền lá cờ quyết thắng.

          2- Cá nhân:

          - 16 Huân chương độc lập.

- 275 Huân chương chiến công các loại.

            - 580 Huân, Huy chương kháng chiến.

            - Trên 1500 huân huy chương các loại khác.

            - 130 Đảng viên đạt danh hiệu 40 năm tuổi Đảng trở lên.

3. Danh sách Bà Mẹ Việt Nam Anh hùng

STT

Họ và tên mẹ

Năm sinh

Quê quán

          Ghi chú

1

Hồ Thị Mỵ

 

Trung Yến

Phong tặng

2

Lê Thị Xuơn

 

Đông Yến

Truy tặng

3

Lê Thị Khởm

 

Trung Hậu

Truy tặng

 

 

 

 



(1) Đồng chí Bùi Đạt, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, thay mặt Tỉnh ủy công nhận Chi bộ Tĩnh Gia là chi bộ cộng sản trực thuộc Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.

[1] Lịch sử Đảng bộ xã Nghi Sơn, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2013, tr 53

[2] Xã Hải Thượng gồm 3 thôn: Thượng Trung, Hà Nẫm và Biện Sơn (BBT)

 

[3] Đồng chí Trần Văn Dương chuyển về huyện công tác từ tháng 01/1966.

(1) Đồng chí Bùi Đạt, Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa, thay mặt Tỉnh ủy công nhận Chi bộ Tĩnh Gia là chi bộ cộng sản trực thuộc Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa.

[4] Lịch sử Đảng bộ xã Nghi Sơn, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội 2013, tr 53

[5] Xã Hải Thượng gồm 3 thôn: Thượng Trung, Hà Nẫm và Biện Sơn (BBT)

 

[6] Đồng chí Trần Văn Dương chuyển về huyện công tác từ tháng 01/1966. 

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT HỒ SƠ