Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
52585

Thông báo về phòng, chống bệnh dại trên người

Ngày 16/04/2024 15:44:54

THÔNG BÁO CỦA UBND XÃ

Về phòng, chống bệnh dại trên người

Thông tin từ Bộ Y tế, tính từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã xảy ra 19 ca tử vong nghi dại/do Dại ở 13 tỉnh/thành phố, tăng 11 ca so với cùng kỳ 2023 (9 ca). Tại Thanh Hóa, ghi nhận 01 ổ dịch dại trên người tại xã Vạn Xuân – huyện Thường Xuân (01 tử vong).

Thực hiện công văn số 1287/ UBND-VP ngày 25 tháng 03 năm 2024 về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dại.

UBND xã Hải Yến thông báo đến nhân dân một số nội dung liên quan đến bệnh dại, cụ thể như sau:

Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo).

* Nguồn bệnh thời gian bệnh:

- Nguồn bệnh: Ở nước ta, chó nhà là nguồn bệnh dại chủ yếu chiếm đến hơn 90%, sau đó là mèo nhà.

- Đường lây truyền: Vi rút xâm nhập qua vết cắn, vết cào, vết liếm, da, niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở.

- Thời gian ủ bệnh ở động vật có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, có thể lâu hơn.

- Sau khi bị chó, mèo mắc bệnh dại cắn, thời gian bệnh dại người từ 2- 8 tuần, có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc dài trên một năm hoặc hai năm.

Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng vi rút xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn và khi phát bệnh dại, người bệnh 100% tử vong.

* Triệu chứng:

Bệnh dại thường chia làm 2 thể: Thể dại điên cuồng thể bại liệt. Biểu hiện của bệnh dại trên người:

Người bị mắc bệnh dại cũng 2 thể bệnh lâm sàng thể:

- Thể điên cuồng (hung dữ): thường biểu hiện triệu chứng gào thét, tăng cảm giác của các giác quan, sợ gió, sợ nước nên thường được gọi là bệnh sợ nước, bị hoang tưởng, đập phá, co thắt thanh quản...

- Thể bại liệt: bệnh nhân thường nằm im lìm, hay có liệt hướng lên, liệt hô hấp. Tất cả các bệnh nhân lên cơn dại đều bị tử vong sau 7 -10 ngày.

Cho đến nay bệnh Dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh Dại gần như tử vong 100%. Bệnh Dại nguy hiểm nhưng đã có vắc xin phòng và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh Dại.

* Để chủ động phòng chống bệnh Dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Một là: Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

Hai là: Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm. Ba là: Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

Bốn là: Khi bị chó, mèo cắn, cào cần:

Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch – đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.

Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.

Hạn chế làm dập vết thương không được băng kín vết thương.

Đến ngay Trung tâm Y tế Thị xã Nghi Sơn hoặc các phòng tiềm chủng dịch vụ gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng Dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh Dại.

Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại. Bệnh Dại chỉ có thể xét nghiệm được ở các phòng xét nghiệm được Bộ Y tế công bố đủ điều kiện.

Vì mục tiêu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của mỗi cá nhân, của người thân trong gia đình và của cộng đồng, đồng thời, bảo vệ đàn chó, mèo vật nuôi. Bệnh Dại rất nguy hiểm, quan trọng là Ý THỨC CỦA NGƯỜI DÂN. Khi bị chó, mèo cắn mọi người hãy đừng chủ quan, đừng im lặng bỏ qua cơ hội vàng phòng, chống bệnh Dại, hãy chủ động thực hiện sơ cứu và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và tiêm vắc-xin phòng, chống bệnh Dại. Một điều nữa là vắc-xin phòng chống bệnh Dại – cũng giống như các loại vắc -xin khác không độc hại, hãy tiêm vắc-xin sớm nhất có thể để tự cứu mình và cứu người.

Các hộ có nuôi chó, mèo trên địa bàn xã Hải Yến hãy tích cực hưởng ứng việc tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho vật nuôi năm 2024 và các năm tiếp theo để đảm bảo cho mỗi chúng ta và cộng đồng sống trong một môi trường an toàn với mục tiêu SỨC KHOẺ LÀ TRÊN HẾT.


Thông báo về phòng, chống bệnh dại trên người

Đăng lúc: 16/04/2024 15:44:54 (GMT+7)

THÔNG BÁO CỦA UBND XÃ

Về phòng, chống bệnh dại trên người

Thông tin từ Bộ Y tế, tính từ đầu năm 2024 đến nay, cả nước đã xảy ra 19 ca tử vong nghi dại/do Dại ở 13 tỉnh/thành phố, tăng 11 ca so với cùng kỳ 2023 (9 ca). Tại Thanh Hóa, ghi nhận 01 ổ dịch dại trên người tại xã Vạn Xuân – huyện Thường Xuân (01 tử vong).

Thực hiện công văn số 1287/ UBND-VP ngày 25 tháng 03 năm 2024 về việc triển khai các biện pháp cấp bách phòng chống dại.

UBND xã Hải Yến thông báo đến nhân dân một số nội dung liên quan đến bệnh dại, cụ thể như sau:

Bệnh Dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do vi rút Dại gây ra, bệnh lây truyền từ động vật sang người qua vết cắn, vết thương, vết cào, liếm của động vật (thường là chó, mèo).

* Nguồn bệnh thời gian bệnh:

- Nguồn bệnh: Ở nước ta, chó nhà là nguồn bệnh dại chủ yếu chiếm đến hơn 90%, sau đó là mèo nhà.

- Đường lây truyền: Vi rút xâm nhập qua vết cắn, vết cào, vết liếm, da, niêm mạc bị tổn thương, vết thương hở.

- Thời gian ủ bệnh ở động vật có thể kéo dài từ vài ngày đến vài tháng, có thể lâu hơn.

- Sau khi bị chó, mèo mắc bệnh dại cắn, thời gian bệnh dại người từ 2- 8 tuần, có thể ngắn khoảng 10 ngày hoặc dài trên một năm hoặc hai năm.

Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào tình trạng nặng nhẹ của vết cắn, vị trí vết cắn có liên quan đến nơi có nhiều dây thần kinh, khoảng cách từ vết cắn đến não, số lượng vi rút xâm nhập. Vết cắn càng nặng và gần thần kinh trung ương thì thời gian ủ bệnh càng ngắn và khi phát bệnh dại, người bệnh 100% tử vong.

* Triệu chứng:

Bệnh dại thường chia làm 2 thể: Thể dại điên cuồng thể bại liệt. Biểu hiện của bệnh dại trên người:

Người bị mắc bệnh dại cũng 2 thể bệnh lâm sàng thể:

- Thể điên cuồng (hung dữ): thường biểu hiện triệu chứng gào thét, tăng cảm giác của các giác quan, sợ gió, sợ nước nên thường được gọi là bệnh sợ nước, bị hoang tưởng, đập phá, co thắt thanh quản...

- Thể bại liệt: bệnh nhân thường nằm im lìm, hay có liệt hướng lên, liệt hô hấp. Tất cả các bệnh nhân lên cơn dại đều bị tử vong sau 7 -10 ngày.

Cho đến nay bệnh Dại chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, người bị bệnh Dại gần như tử vong 100%. Bệnh Dại nguy hiểm nhưng đã có vắc xin phòng và người dân hoàn toàn có thể phòng tránh được bệnh Dại.

* Để chủ động phòng chống bệnh Dại, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:

Một là: Tiêm phòng đầy đủ cho chó, mèo nuôi và tiêm nhắc lại hàng năm theo khuyến cáo của ngành thú y.

Hai là: Không thả rông chó, mèo; chó ra đường phải được đeo rọ mõm. Ba là: Không đùa nghịch, trêu chọc chó, mèo.

Bốn là: Khi bị chó, mèo cắn, cào cần:

Rửa kỹ vết thương bằng nước và xà phòng đặc liên tục trong 15 phút, nếu không có xà phòng thì phải xối rửa vết thương bằng nước sạch – đây là biện pháp sơ cứu hiệu quả để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Dại khi bị chó, mèo cắn.

Sau đó tiếp tục rửa vết thương bằng cồn 70%, cồn iod hoặc Povidone, Iodine.

Hạn chế làm dập vết thương không được băng kín vết thương.

Đến ngay Trung tâm Y tế Thị xã Nghi Sơn hoặc các phòng tiềm chủng dịch vụ gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng Dại kịp thời. Chỉ có tiêm phòng mới ngăn ngừa không bị bệnh Dại.

Tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy lang chữa bệnh Dại. Bệnh Dại chỉ có thể xét nghiệm được ở các phòng xét nghiệm được Bộ Y tế công bố đủ điều kiện.

Vì mục tiêu bảo vệ, chăm sóc sức khỏe của mỗi cá nhân, của người thân trong gia đình và của cộng đồng, đồng thời, bảo vệ đàn chó, mèo vật nuôi. Bệnh Dại rất nguy hiểm, quan trọng là Ý THỨC CỦA NGƯỜI DÂN. Khi bị chó, mèo cắn mọi người hãy đừng chủ quan, đừng im lặng bỏ qua cơ hội vàng phòng, chống bệnh Dại, hãy chủ động thực hiện sơ cứu và nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và tiêm vắc-xin phòng, chống bệnh Dại. Một điều nữa là vắc-xin phòng chống bệnh Dại – cũng giống như các loại vắc -xin khác không độc hại, hãy tiêm vắc-xin sớm nhất có thể để tự cứu mình và cứu người.

Các hộ có nuôi chó, mèo trên địa bàn xã Hải Yến hãy tích cực hưởng ứng việc tiêm vắc-xin phòng bệnh Dại cho vật nuôi năm 2024 và các năm tiếp theo để đảm bảo cho mỗi chúng ta và cộng đồng sống trong một môi trường an toàn với mục tiêu SỨC KHOẺ LÀ TRÊN HẾT.


0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT HỒ SƠ