Truy cập

Hôm nay:
1
Hôm qua:
0
Tuần này:
1
Tháng này:
0
Tất cả:
52585

Bài tuyên truyền Bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh

Ngày 07/08/2023 09:02:07

Bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh

Trên địa bàn thị xã Nghi Sơn từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 11 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 8 xã, phường, trong đó có 03 ổ dịch SXH nội địa tại xã Các Sơn (03 bệnh nhân), xã Hải Nhân (01 bệnh nhân), phường Hải Thanh (03 bệnh nhân); các ổ dịch này đã được khống chế.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút dengue gây ra.

Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh lây sang người lành.

Người mắc bệnh sốt xuất huyết thường có biểu hiện: Sốt cao đột ngột, đau đầu dữ dội, có thể có dấu hiệu phát ban; không kèm theo ho, sổ mũi. Người bệnh có thể kèm theo xuất huyết tự nhiên như chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa... Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng.

Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa thuốc điều trị đặc hiệu chưa có vắc xin phòng bệnh, vậy con cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

1. Diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt:

- Loại bỏ các vật phế thải xung quanh nhà

- Hàng tuần chà rửa và thay nước mới lọ hoa, thay nước mới chậu cây thủy sinh

- Hàng tuần chà rửa và thay nước mới xô, thùng

- Chà rửa đĩa lót đáy chậu cây sau 5 đến 7 ngày

- Thả cá diệt lăng quăng đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt

- Bỏ muối vào các khu vực đọng nước không thể dọn dẹp

- Dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối

- Chà rửa và thay nước mới máng nước uống vật nuôi sau 5 đến 7 ngày

- Đậy kín các vật chứa nước ngoài trời, không để tạo thành chỗ trũng


- Quấn kín vỏ xe bằng băng keo nếu để ngoài trời

- Xếp chồng vỏ xe lên nhau và để ở nơi có mái che

- Đục lỗ vỏ xe đúng cách để không đọng nước

- Lấp đầy cát hoặc xi măng vào các hốc cây, bẹ lá đọng nước

- Đổ cát vào đầy bát nhang nếu để ngoài trời

- Thu gom vật phế thải và bỏ vào thùng rác có nắp đậy

- Che kín, đổ nước đọng đối với chậu kiểng ngoài trời

- Đục lỗ đủ lớn cho nước chảy ra ở đáy chậu kiểng

- Đậy kín vật trữ nước và kiểm tra sau 5 đến 7 ngày

- Chà rửa vật trữ nước ngay khi phát hiện lăng quăng

1. Phòng chống muỗi đốt:

- Mặc quần áo dài tay.

- Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.

- Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, vợt điện diệt muỗi...

- Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

- Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

2. Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Mọi người, mọi nhà cùng thực hiện

“Không có loăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết”

Bài tuyên truyền Bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh

Đăng lúc: 07/08/2023 09:02:07 (GMT+7)

Bệnh sốt xuất huyết và cách phòng tránh

Trên địa bàn thị xã Nghi Sơn từ đầu năm đến nay đã ghi nhận 11 trường hợp mắc sốt xuất huyết (SXH) tại 8 xã, phường, trong đó có 03 ổ dịch SXH nội địa tại xã Các Sơn (03 bệnh nhân), xã Hải Nhân (01 bệnh nhân), phường Hải Thanh (03 bệnh nhân); các ổ dịch này đã được khống chế.

Sốt xuất huyết là bệnh truyền nhiễm cấp tính, do vi rút dengue gây ra.

Bệnh lây lan do muỗi vằn đốt người bệnh lây sang người lành.

Người mắc bệnh sốt xuất huyết thường có biểu hiện: Sốt cao đột ngột, đau đầu dữ dội, có thể có dấu hiệu phát ban; không kèm theo ho, sổ mũi. Người bệnh có thể kèm theo xuất huyết tự nhiên như chấm xuất huyết dưới da, chảy máu mũi, chảy máu chân răng, xuất huyết tiêu hóa... Đau bụng, buồn nôn, chân tay lạnh, vật vã, hốt hoảng.

Bệnh sốt xuất huyết hiện chưa thuốc điều trị đặc hiệu chưa có vắc xin phòng bệnh, vậy con cần chủ động thực hiện các biện pháp phòng bệnh sau:

1. Diệt muỗi, lăng quăng/bọ gậy và phòng chống muỗi đốt:

- Loại bỏ các vật phế thải xung quanh nhà

- Hàng tuần chà rửa và thay nước mới lọ hoa, thay nước mới chậu cây thủy sinh

- Hàng tuần chà rửa và thay nước mới xô, thùng

- Chà rửa đĩa lót đáy chậu cây sau 5 đến 7 ngày

- Thả cá diệt lăng quăng đối với những nơi chứa nước không dùng để uống, sinh hoạt

- Bỏ muối vào các khu vực đọng nước không thể dọn dẹp

- Dọn dẹp mái hiên, nóc nhà, máng xối

- Chà rửa và thay nước mới máng nước uống vật nuôi sau 5 đến 7 ngày

- Đậy kín các vật chứa nước ngoài trời, không để tạo thành chỗ trũng


- Quấn kín vỏ xe bằng băng keo nếu để ngoài trời

- Xếp chồng vỏ xe lên nhau và để ở nơi có mái che

- Đục lỗ vỏ xe đúng cách để không đọng nước

- Lấp đầy cát hoặc xi măng vào các hốc cây, bẹ lá đọng nước

- Đổ cát vào đầy bát nhang nếu để ngoài trời

- Thu gom vật phế thải và bỏ vào thùng rác có nắp đậy

- Che kín, đổ nước đọng đối với chậu kiểng ngoài trời

- Đục lỗ đủ lớn cho nước chảy ra ở đáy chậu kiểng

- Đậy kín vật trữ nước và kiểm tra sau 5 đến 7 ngày

- Chà rửa vật trữ nước ngay khi phát hiện lăng quăng

1. Phòng chống muỗi đốt:

- Mặc quần áo dài tay.

- Ngủ trong màn/mùng kể cả ban ngày.

- Dùng bình xịt diệt muỗi, hương muỗi, vợt điện diệt muỗi...

- Dùng rèm che, màn tẩm hóa chất diệt muỗi.

- Cho người bị sốt xuất huyết nằm trong màn, tránh muỗi đốt để tránh lây lan bệnh cho người khác.

2. Tích cực phối hợp với chính quyền và ngành y tế trong các đợt phun hóa chất phòng, chống dịch.

Khi bị sốt đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn điều trị. Không tự ý điều trị tại nhà.

Mọi người, mọi nhà cùng thực hiện

“Không có loăng quăng, không có muỗi vằn, không có sốt xuất huyết”

0 bình luận
(Bấm vào đây để nhận mã)

CÔNG KHAI TIẾN ĐỘ GIẢI QUYẾT HỒ SƠ